istj-nguoi-trach-nhiem

ESFJ
Người trách nhiệm

ISTJ – Người trách nhiệm

Tổng quan về ISTJ

ISTJ là loại tính cách phổ biến nhất, có đến 13% dân số trên thế giới thuộc nhóm tính cách này. Phương châm sống của họ là “Chỉ có sự thật”, tính cách của ISTJ là rất tôn trọng sự thật. Họ có xu hướng tiếp thu rất nhiều thông tin và nhớ rất lâu.

Một trong những yếu tố góp phần quan trọng làm cho ISTJ có khả năng phân tích các sự vật, hiện tượng, con người ở môi trường xung quanh rất tốt là đặc tính S (Sensing).

Do cách tiếp cận thẳng thắn và trực tiếp nên ISTJ có thể gặp khó khăn khi tiếp cận các giả thuyết hoặc ý tưởng đối lập. Tuy nhiên, các ISTJ sẽ quyết tâm tìm hiểu và thực hiện nếu biết ý tưởng đó là có giá trị và có thể thực hiện được. ISTJ sẽ cân nhắc trách nhiệm của họ để thiết lập và duy trì các hoạt động ổn định. Ngay sau khi các ý tưởng mới chứng minh được tính hữu dụng của nó, các ISTJ sẽ nỗ lực hết mình để thực hiện thành công, cho dù sức khỏe của họ bị tổn hại.

ISTJ rất kỹ lưỡng, luôn luôn kiểm tra các sự kiện và không giả định bất cứ điều gì.

ISTJ được đánh giá là những người rất trung thành, đặc biệt là trong công việc. Tính chính xác, sự kiên nhẫn và khả năng tập trung cao khiến cho họ trở thành nhân viên lý tưởng trong nhiều ngành nghề. Vì vậy, không ngạc nhiên khi họ bị thu hút về các lĩnh vực: dịch vụ công cộng, pháp luật, quân sự,…

ISTJ thường dành nhiều thời gian và công sức để thực hiện các công việc mà họ cho là quan trọng, đặc biệt là góp phần đạt được một mục tiêu cụ thể. Tuy nhiên, một cam kết như vậy cũng có mặt tiêu cực. ISTJ sẽ không hề lay chuyển và chỉ dành rất ít thời gian để làm những việc mà họ không thấy có ý nghĩa, hoặc không thực tế, ví dụ như các nghi thức xã hội. Tính cách của ISTJ là thích làm việc một mình, nhưng khi cần thiết họ vẫn có thể làm việc nhóm.

ISTJ là người luôn nhận trách nhiệm về hành động của mình và việc họ yêu thích quyền lực cũng bắt nguồn từ sự chịu trách nhiệm này. Họ thường biết rất nhiều nghề, vì vậy họ có thể thành công trong nhiều lĩnh vực. ISTJ là người minh bạch, hợp lý, thông thái. Họ mong muốn có cuộc sống ổn định và an toàn.

Với tính cách hướng nội kèm theo tính cách T (Thinking) khá phát triển, ISTJ được xem là người thờ ơ, lạnh nhạt. Điều đó cũng dễ hiểu vì ISTJ gặp khó khăn khi bộc lộ cảm xúc hay bày tỏ tình cảm của mình. Nhưng điều đó không có nghĩa là họ không có cảm xúc hoặc không nhạy cảm.

ISTJ dễ bực bội với những thiếu sót của người khác. Họ xem lời hứa là điều thiêng liêng và không thể hiểu được: “Làm thế nào một người có ý thức lại không hoàn thành nghĩa vụ của mình?”.

ISTJ có xu hướng giữ kín các quan điểm chủ quan của mình, trừ khi ai đó hỏi họ trực tiếp. Những người có tính cách này thường rất trực tiếp, với họ sự thật luôn quan trọng hơn nhiều so với cảm xúc. Các phán quyết tàn nhẫn (ở tòa án, các vụ tranh chấp,…) luôn làm người khác dao động nhưng với ISTJ thì không, vì họ không để cảm xúc chi phối hay quyết định.

ISTJ tôn trọng truyền thống và làm hết sức mình để tuân thủ các quy định và nguyên tắc hiện hành. Trong một số trường hợp, ISTJ sẽ không phá vỡ các quy định, mặc dù biết nếu không tuân thủ quy định sẽ giảm được hậu quả hơn.

ISTJ rất khó tự cảm nhận được cảm xúc của họ (với cảm xúc người khác thì càng khó thấu hiểu). Vì vậy, họ gặp rất nhiều khó khăn khi cần phải thấu hiểu nhu cầu tình cảm của người khác. Ngược lại, họ hiếm khi gặp khó khăn khi đối phó với các tình huống xúc cảm. Họ luôn giữ một cái đầu lạnh và hành động hợp lý.

Những người nổi tiếng mang tính cách ISTJ

  • Arthur Wellington – Thủ tướng Anh
  • George Washington – Tổng thống Hoa Kỳ
  • Dwight D. Eisenhower – Tổng thống Hoa Kỳ
  • Augustus – Hoàng đế Roma
  • Warren Buffett – Nhà đầu tư tài ba
  • Jeff Bezos – Người sáng lập Amazon
  • Angela Merkel – Thủ tướng Đức
Jeff Bezos – Người sáng lập Amazon

ISTJ trong các mối quan hệ

Trong các mối quan hệ, ISTJ có thể không trìu mến hay nói nhiều, nhưng họ chắc chắn sẽ rất trung thành và đáng tin cậy. Những người có loại cá tính này thường tiếp cận mọi thứ một cách chậm rãi và có phương pháp –  điều này bao gồm cả trong tình bạn. Một ISTJ có thể rất chậm khi đưa ra lời hứa, nhưng một khi họ đã hứa, họ sẽ làm mọi thứ có thể để đáp ứng các cam kết của mình. Danh dự và lòng trung thành là rất quan trọng đối với ISTJ, đặc biệt là với những người bạn thân thiết.

Các ISTJ khá nhạy cảm với những bạn bè thân thiết, mặc dù họ có thể cảm thấy khó khăn khi thể hiện tình cảm. ISTJ thích truyền đạt cảm xúc đó thông qua hành động chứ không phải lời nói. Họ thường không có hứng thú lắm trong việc thư giãn và vui đùa với những người hướng ngoại.

Các ISTJ thường tìm kiếm những người bạn có chung các nguyên tắc và quan điểm. Do đó, họ thường hướng về phía những người mang nhóm S và J. ISTJ không kín đáo, họ chắc chắn có thể hiểu và đánh giá cao những thế mạnh của người khác. Tuy nhiên, ISTJ vẫn không thu hẹp sự khác biệt để kết bạn với những người khác cho dù hiểu rất rõ về họ. Một điều đáng ngạc nhiên là ISTJ có xu hướng hình thành tình bạn mạnh mẽ với loại N, mặc dù các rào cản giữa S và N đôi khi là quá khó khăn để vượt qua.

Tóm lại, ISTJ là người trọng danh dự và uy tín. Họ luôn giữ lời hứa và tuyệt đối thực hiện đúng cam kết của mình. Vì vậy, họ rất cẩn thận và nghiêm túc khi đưa ra lời hứa. Một khi đã nói “Anh/Em đồng ý” có nghĩa là họ đã chấp nhận mối quan hệ cho đến “cái chết chia lìa chúng ta”. Các ISTJ luôn khát khao hoàn thành tốt nhiệm vụ và nghĩa vụ của mình, họ làm với tất cả khả năng và nhiệt huyết của mình.

Cho dù ở vị trí nào họ vẫn cố gắng làm tròn nghĩa vụ của mình như: chồng/vợ, cha mẹ/con cái, lãnh đạo/nhân viên,…

Các ISTJ thường gặp khó khăn khi bộc lộ tình cảm nhưng họ có thể thể hiện bằng hành động.

Các ISTJ là những người đứng đầu trong các loại tính cách về việc thể hiện nỗ lực của mình. Nếu mục tiêu của ISTJ là mối quan hệ thì bạn hãy tin rằng các ISTJ sẽ làm tất cả để duy trì và phát triển mối quan hệ đó.

Điểm mạnh của ISTJ trong các mối quan hệ

  • Có khả năng đương đầu với các cuộc xung đột mà không để cảm xúc lấn át
  • Có khả năng thể hiện những gì họ nghĩ một cách chính xác
  • Nghiêm túc trong những mối quan hệ
  • Tôn trọng những lời cam kết
  • Có khả năng đưa ra lời khiển trách và hình phạt ngay lập tức
  • Biết lắng nghe
  • Có khả năng tiếp nhận ý kiến xây dựng tốt
  • Quản lý tiền bạc tốt (mặc dù có chút bảo thủ)

Điểm yếu của ISTJ trong các mối quan hệ

  • Tôn trọng nguyên tắc một cách cứng nhắc
  • Không dễ đồng cảm với những gì người khác đang cảm nhận
  • Thường rơi vào những cuộc tranh luận “thắng-thua”
  • Có xu hướng cho rằng mình luôn đúng
  • Ít đưa ra những lời tán thưởng và công nhận cho những người mà họ yêu quý

Ưu nhược điểm của ISTJ trong công việc

Bạn không thể thành công nếu không hiểu rõ được điểm mạnh và điểm yếu của mình trong công việc.

Điểm mạnh của ISTJ trong công việc

  • Có khả năng làm việc ở nhiều lĩnh vực: Các ISTJ thường rất tinh ý và giỏi nắm bắt, phân tích các sự kiện. Họ thường biết cơ bản, thậm chí chuyên sâu về nhiều thứ và sự hiểu biết này giúp họ rất nhiều trong những tình huống khó khăn.
  • Ý chí mạnh mẽ và phục tùng: Các ISTJ sẵn sàng làm việc rất chăm chỉ để đảm bảo rằng họ thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình. Những người có loại tính cách này là những con người kiên nhẫn và quyết đoán, họ là những người luôn luôn giữ mục tiêu đến cùng.
  • Rất có trách nhiệm: Các ISTJ rất tôn trọng cam kết. Họ thà làm thêm giờ và bỏ cả ngủ chứ không để chậm tiến độ công việc. Các ISTJ cũng rất trung thành, đặt nhiệm vụ lên trên mọi thứ khác.
  • Giỏi sáng tạo và sắp xếp mọi thứ: Các ISTJ rất ghét sự hỗn loạn, họ luôn nghĩ ra một vài cấu trúc, kiểu cách hay nguyên tắc để đưa mọi thứ vào nề nếp. Họ cũng không né tránh việc thực thi các quy định hiện hành và không khoan nhượng với những người phá vỡ nguyên tắc.
  • Bình tĩnh và thực tế: Các ISTJ rất hiếm khi mất bình tĩnh, họ luôn luôn tiếp cận mọi thứ từ một góc độ bình tĩnh và lý trí. Họ tin rằng cảm xúc không phải là một phần của quá trình ra quyết định và họ luôn luôn có khả năng đưa ra quyết định nhanh chóng. Không đáng ngạc nhiên, khi điều này cũng làm cho ISTJ hoàn toàn chịu đựng được những lời chỉ trích (trong hầu hết các tình huống).
  • Trung thực và thẳng thắn: Các ISTJ rất không thích “trò chơi” tâm lý, những câu nói lưng chừng và vận dụng cảm xúc. Họ không nói vòng vo hay dùng từ lóng và họ thích một sự thật bất tiện hơn một lời nói dối trấn an.

Điểm yếu của ISTJ trong công việc

  • Cứng đầu: Các ISTJ thường cảm thấy khó khăn để chấp nhận một quan điểm khác, đặc biệt là nếu nó không được dựa trên dữ kiện dễ được kiểm chứng. Họ cũng có xu hướng miễn cưỡng chấp nhận thay đổi hoặc thừa nhận rằng họ đã sai, đặc biệt là nếu nó có ảnh hưởng đến lối sống hay thói quen của họ.
  • Không nhạy cảm: Các ISTJ thích đặt lý luận lên trên cảm xúc và họ thường cho rằng những người chậm trễ thật thiếu ý thức và không linh động. Do đó, họ có thể vô tình làm tổn thương những người nhạy cảm hơn (ví dụ như loại F).
  • Phán xét: Theo quan điểm của ISTJ, sự kiện là tất cả những vấn đề. Nếu ai đó không muốn chấp nhận những sự kiện hoặc đơn giản là không biết chúng, các ISTJ thấy khó để tôn trọng cá nhân đó, đặc biệt là nếu cá nhân đó từ chối thừa nhận rằng ý kiến ​​của mình là sai trái.
  • Luôn luôn theo sách vở: Những người có các loại tính cách ISTJ luôn có một bộ các quy tắc và hướng dẫn rõ ràng. Tuy nhiên, điều này thường làm cho họ rất miễn cưỡng để “bẻ cong” các quy tắc hoặc thử một cái gì đó mới. Như đã đề cập ở trên, các ISTJ không thể chịu được sự hỗn loạn và có thể cảm thấy “bị lạc”, dễ bị tổn thương trong một môi trường không quen thuộc hay không có cấu trúc.
  • Có thể thường tự trách mình một cách vô lý: Ý thức mạnh mẽ về trách nhiệm của ISTJ thường làm cho họ khó thư giãn và ngăn chặn quá tải trong công việc. Không sớm thì muộn, khối lượng công việc sẽ trở nên quá tải và sau đó là ISTJ có thể cảm thấy khủng khiếp vì không thực hiện đầy đủ những gì họ xem như là nhiệm vụ của họ.

Các nguyên tắc thành công trong công việc

  • Trau dồi ưu điểm: Làm các công việc cho phép sử dụng nhiều khả năng tổ chức và tư duy logic. Hãy tham gia vào các lĩnh vực: Cảnh sát – thám tử, quản lý – điều hành, lập trình viên – phân tích hệ thống.
  • Khắc phục khuyết điểm: Thừa nhận các điểm yếu và tìm cách hoàn thiện bản thân. Đặc biệt là tham khảo ý kiến người khác khi đưa ra quyết định để phát huy khả năng phán quyết công bằng của mình.
  • Suy nghĩ kỹ càng hơn: Dành thời gian lọc nguồn thông tin đa dạng của mình để tìm kiếm thông tin quan trọng, có liên quan, nó sẽ giúp công việc trở nên có khả thi hơn. Tận dụng cơ hội trình bày ý tưởng với người khác để cùng thảo luận. Nhiều người cho rằng bộc lộ suy nghĩ, ý tưởng nó giống như việc làm rõ quan điểm khi viết ra vậy.
  • Thấu hiểu mọi thứ: Mỗi người đều có những quan điểm riêng, và không phải ai cũng biết hết mọi thứ vì vậy bạn đừng vội bác bỏ ý kiến người khác chỉ vì bạn không tôn trọng họ hay bạn nghĩ mình đã biết tường tận rồi. “Phải thấu hiểu người khác để người khác có thể hiểu mình” – Steven Covey.
  • Đừng tìm cách kiểm soát người khác: Phải nhớ rằng không một ai muốn bị kiểm soát. Phải kiềm chế xu hướng thích kiểm soát người khác của bạn lại vì thật sự bạn chỉ có thể kiểm soát bản thân mình mà thôi.
  • Quan tâm đến người khác: Bạn nên dành thời gian để tìm hiểu về người khác, như: họ là ai, từ đâu đến, tính tình như thế nào và họ đang suy nghĩ hay định làm gì?
  • Chịu trách nhiệm với chính bản thân: Khi gặp rắc rối, đừng đổ lỗi do người khác. Hãy tự tìm giải pháp để giải quyết nó. Khi bạn đổ lỗi cho người khác là bạn đã giao quyền quyết định cho họ. Hãy học cách thay đổi bản thân để nắm quyền chủ động.
  • Phải biết chấp nhận: Hãy tự đánh giá bản thân nghiêm khắc như khi bạn đánh giá người khác.
  • Lạc quan: Bạn đừng khiến mình và người khác chán nản bằng việc tỏ ra bi quan. Phải luôn tin rằng có cách giải quyết tích cực trong mọi tình huống tiêu cực. Hãy nhớ rằng các tình huống tích cực được tạo nên từ thái độ tích cực và ngược lại. Hãy luôn hướng tới điều tốt đẹp nhất và nó sẽ đến với bạn.
  • Lo sợ chẳng giúp được gì: Đôi khi chúng ta phải mạo hiểm để đạt được thành công lớn, nên đừng sợ hãi. Thường thì các chướng ngại và gánh nặng ngăn cản bạn đến thành công chỉ là do cách nghĩ, tưởng tượng của bạn. Hãy thay đổi cách nghĩ, quan điểm – thay đổi cuộc đời mình.

Các nghề nghiệp phù hợp với ISTJ

ISTJ là những cá nhân tôn trọng truyền thống, quyền hạn và sự an toàn. Hầu hết các ngành nghề điển hình của ISTJ xoay quanh đặc điểm này. Ví dụ, những người có loại cá tính này thường được tìm thấy trong sự nghiệp quân sự hay pháp lý. Tính nguyên tắc và bảo thủ đã làm cho ISTJ trở nên xuất sắc trong các lĩnh vực: luật sư, thẩm phán hoặc sĩ quan quân đội. Cũng có rất nhiều con đường sự nghiệp tiềm năng khác có sử dụng đặc điểm này, như nhân viên cảnh sát hay thám tử.

Các ISTJ rất đáng tin cậy, khách quan và đặc biệt có đôi mắt tinh tường. Họ rất thích các dữ kiện và logic. Điều này khiến cho họ làm tốt trong các lĩnh vực: kế toán, kiểm toán viên, chuyên gia phân tích dữ liệu và quản trị kinh doanh. Tuy nhiên, ISTJ thường không thích sự thay đổi và họ có những quan điểm ​​rất mạnh mẽ về cách tất cả mọi thứ nên được thực hiện. Đôi khi họ bị xem là kẻ thù của những ý tưởng mới. Các ISTJ nên chú ý đến điều này, vì ngay cả con đường sự nghiệp truyền thống và ổn định nhất cũng cần phải thay đổi theo thời gian.

Các ISTJ thích làm việc một mình, nhưng cũng có thể làm việc nhóm tốt nếu vị trí công việc yêu cầu. Những người có loại tính cách này thích môi trường làm việc có cấu trúc và rõ ràng, có vai trò và trách nhiệm. Tuy nhiên, các ISTJ khá tệ trong việc cảm nhận cảm xúc của người khác – cách tiếp cận hoàn toàn thực tế khiến cho các ISTJ dễ xa lánh những người có tính nhạy cảm và cảm xúc cao. Vì lý do này, các ISTJ cần phải tránh các lĩnh vực đối mặt với khách hàng, học thuật hoặc đòi hỏi tình cảm. Tuy nhiên, họ có thể xuất sắc trong các vị trí chuyên viên kế toán, quản lý tài chính, các bác sĩ hoặc các lập trình viên máy tính. Con đường sự nghiệp tiềm năng ISTJ rất đa dạng, nhưng họ có chung một đặc điểm quan trọng – họ đặt thực tế (sự kiện) lên trên tình cảm, cảm xúc cá nhân và sự giao tiếp xã hội. Đó là điểm yếu đặc trưng của ISTJ.

Để tìm kiếm chỗ đứng trong xã hội hay cần định hướng xem mình có đang đi đúng hướng hay không, thì điều quan trọng nhất là bạn cần phải hiểu chính mình và các đặc điểm tính cách có thể tác động đến thành công hay thất bại trong lĩnh vực bạn sẽ làm hay đang làm. Bạn cần phải biết được những gì có ý nghĩa hay quan trọng đối với bạn. Khi bạn hiểu được ưu điểm và nhược điểm của mình và nhận thức được điều quan trọng và ý nghĩa đối với cuộc đời bạn thì bạn sẽ chọn được nghề nghiệp phù hợp nhất với bản thân, toàn bộ thế mạnh của bạn sẽ được phát huy. Bạn sẽ thấy yêu công việc và cuộc sống hơn.

Các ISTJ thường mang những đặc điểm

  • Làm việc trong thời gian dài và chăm chỉ để hoàn thành nhiệm vụ
  • Tôn trọng truyền thống, sự an toàn và một cuộc sống yên bình
  • Trung thành và thành thật
  • Có thể trông cậy trong việc hoàn thành nhiệm vụ
  • Coi trọng gia đình
  • Ổn định, thực tế và có óc xét đoán
  • Không thích lý thuyết trừu tượng, trừ khi họ nhận thấy nó có ứng dụng thực tế
  • Không thích làm những gì vô nghĩa
  • Thích làm một mình, nhưng cũng có thể làm tốt trong nhóm khi cần
  • Có tố chất lãnh đạo
  • Có vốn sống phong phú và sử dụng chúng để hiểu những rắc rối mà họ gặp phải trong cuộc sống
  • Khả năng quan sát tốt, họ lĩnh hội dữ kiện thông qua giác quan và lưu giữ chúng
  • Đưa ra những quyết định khách quan, ứng dụng tư duy logic và lý luận
  • Tôn trọng sự thật và những thông tin cụ thể
  • Có quan điểm vững chắc về cách hoàn thành công việc
  • Không thích sự thay đổi, trừ khi họ thấy lợi ích rõ ràng từ việc đó
  • Có khả năng hoàn thành mọi việc nếu họ toàn tâm toàn ý
  • Yêu thích môi trường làm việc trật tự và ngăn nắp
  • Thường không dễ đồng cảm với cảm xúc của người khác
  • Có những tiêu chuẩn rất cao về cách cư xử của bản thân và cách cư xử của những người khác
  • Là một công dân mẫu mực

Tính cách “kiên định” đã giúp cho các ISTJ có lợi thế lớn trong sự nghiệp, khi ISTJ đã quyết định làm việc gì thì họ sẽ làm đến cùng. Điều đó giúp họ đạt được thành công trong cuộc sống.

Dưới đây là các công việc phù hợp với ISTJ. Đây là các công việc để bạn tham khảo, chứ không phải là tất cả (phần lớn các công việc được liệt kê là phù hợp với ISTJ nhưng không phải chắc chắn):

  • Thủ lĩnh quân đội
  • Thẩm phán
  • Cảnh sát và thám tử
  • Luật sư
  • Kế toán và nhân viên tài chính
  • Quản lý kinh doanh, quản trị và giám đốc điều hành
  • Bác sĩ/Nha sĩ
  • Lập trình viên, phân tích hệ thống và chuyên gia máy tính
0963 888 712