Sân khấu kịch nói của Việt Nam ra đời muộn hơn so với các loại hình sân khấu truyền thống khác. Tuy nhiên đến nay nó đã phát triển nhanh với số lượng khán giả đông đảo. Đồng thời các đạo diễn, diễn viên cũng được đào tạo chính quy và luôn tâm huyết với nghề. Vậy khi muốn theo học ngành kịch nói thì cần có tố chất gì? Qua bài viết sau, AmCollege sẽ giúp bạn tìm hiểu thêm về loại hình nghệ thuật đặc sắc này nhé.
Định nghĩa kịch nói là gì?
Hiện nay nhiều người vẫn thắc mắc không biết kịch nói là gì? Thực tế kịch nói còn được gọi bằng thoại kịch. Nó là một bộ môn nghệ thuật trình diễn sử dụng ngôn ngữ để biểu đạt. Còn các yếu tố âm nhạc hay vũ điệu chỉ mang tính chất phụ họa thêm. Ngôn ngữ và hành động sử dụng trong mỗi vở kịch thường mang tính thường nhật rút ra từ cuộc sống. Nó phản ánh hiện trạng xã hội hoặc xung đột trong đời sống hàng ngày.
Trong kịch nói truyền thống yếu tố đàm thoại luôn đóng vai trò quan trọng nhất. Tuy nhiên ngày nay khi biểu diễn kịch thì các đoàn nghệ thuật cũng rất coi trọng yếu tố âm nhạc. Giai điệu, âm thanh sẽ làm cho vở diễn thêm phần sinh động và chân thực hơn. Nghệ thuật kịch nói ra đời sớm ở phương Tây và đạt trình độ cao ngay từ thời cổ đại.
Sau đó kịch nói phát triển mạnh và trở thành loại hình nghệ thuật được nhiều người yêu thích. Các đạo diễn chuyên nghiệp đã cho ra đời những vở diễn công phu với sự kết hợp của dàn diễn viên đầy tài năng. Nhờ đó loại hình nghệ thuật này đã gây ấn tượng sâu đậm trong lòng khán giả, nhất là những vở diễn về đề tài chiến tranh, tâm lý xã hội…
Xem thêm: Diễn viên kịch nói trẻ: Vững nghề, khả năng nhập vai tốt
Quá trình hình thành và phát triển kịch nói ở Việt Nam
Vào đầu thế kỷ XX, văn hóa phương Tây bắt đầu du nhập vào Việt Nam. Trong đó kịch nói bắt đầu được du nhập và phát triển cùng các loại hình văn hóa nghệ thuật khác. Lúc đầu các nghệ sĩ nước ta phải dựa vào vở kịch “Người bệnh tưởng” của Molière để biểu diễn ở Hà Nội, các thành phố lớn.
Giai đoạn 1920 – 1945
Từ năm 1920 trở đi nhiều vở kịch nói nổi tiếng của đạo diễn Việt Nam đã lần lượt ra đời. Những tác phẩm này giữ vai trò chủ thể trong sân khấu nước nhà. Kể từ khi hình thành cho đến Cách mạng Tháng Tám năm 1945, hoạt động kịch đàm thoại mang đậm tính chất tài tử. Nó chỉ là loại hình nghệ thuật do một số nghệ sĩ nghiệp dư sáng tác tùy hứng sau đó tổ chức biểu diễn cho tầng lớp trí thức đến xem.
Giai đoạn 1946 -1954
Trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp 1946 -1954, kịch nói Việt Nam phát triển mạnh mẽ. Phong trào mở rộng cả về số lượng lẫn chất lượng. Đặc biệt kể từ năm 1960 hoạt động kịch nói ngày càng chuyên nghiệp ở miền Bắc. Sau năm 1975 nhiều đoàn kịch chuyên nghiệp ở miền Nam cũng được ra đời và hoạt động sôi nổi.
Giai đoạn 1955 đến nay
Từ năm 1955 đến nay nội dung kịch nói của Việt Nam khá đa dạng, phong phú. Nội dung vở kịch thường phản ánh về cuộc sống, lao động, chiến đấu, xây dựng quê hương đất nước, hoặc vở diễn ca ngợi việc làm tốt mang đậm tính nhân văn, con người sống với lý tưởng và nhân cách đẹp đẽ…
Từ năm 1955 đến nay nội dung kịch nói của Việt Nam khá đa dạng, phong phú
Tố chất để trở thành diễn viên kịch nói
Diễn viên kịch nói hay bất kỳ loại hình diễn viên nào đều phải có tài năng, tố chất nghệ thuật. Bên cạnh đó khi theo học ngành này chúng ta phải trải qua quá trình rèn luyện gian khổ thì mới có được thành công cũng như sự chuyên nghiệp. Nếu muốn theo nghiệp diễn bạn phải đảm bảo những tố chất quan trọng gồm:
Ngoại hình đẹp, giọng nói tốt
Hình thể và giọng nói đạt chuẩn là một trong những tố chất quan trọng của người diễn viên kịch nói. Theo đó bạn phải sở hữu ngoại hình ưa nhìn, cân đối và giọng nói chuẩn, không ngọng. Điều này giúp diễn viên truyền đạt tốt lời thoại, biểu cảm của nhân vật đến khán giả, góp phần làm nên thành công cho vở diễn.
Khả năng sáng tạo, trí tưởng tượng tốt
Bản thân người làm nghệ thuật phải có khả năng sáng tạo, luôn nắm bắt nhanh nhẹn các ý tưởng của đạo diễn. Bên cạnh đó bạn phải tưởng tượng tốt để thể hiện xuất sắc kịch bản được giao. Tố chất này không chỉ giúp diễn viên đàm thoại tốt mà còn gợi lên cảm xúc chân thật nhất, thu hút sự quan tâm của người xem.
Sức khỏe tốt, chịu được áp lực dư luận
Khi muốn hoạt động trong ngành kịch chúng ta cần có sức khỏe tốt và tinh thần vững vàng. Bởi khi làm diễn viên hoặc đạo diễn bạn có thể phải làm việc trong điều kiện môi trường khắc nghiệt để phù hợp với bối cảnh của kịch bản.
Hơn nữa đây là nghề của công chúng nên tinh thần phải vững vàng để chịu được áp lực dư luận. Chúng ta nên cân nhắc xem lời bình luận của công chúng như lời khuyên chân thành để thay đổi và hoàn thiện bản thân theo hướng tích cực hơn.
Sự đam mê, tình yêu đối với nghề diễn kịch
Lòng yêu nghề, sự đam mê luôn trở thành yếu tố quan trọng dẫn đến thành công trên con đường nghệ thuật. Khi có lòng yêu nghề bạn sẽ dễ dàng vượt qua mọi thử thách. Đồng thời người diễn viên hay đạo diễn kịch cũng sẵn sàng đối mặt với mọi thử thách, đối diện với dư luận, nhờ đó bản thân ngày càng hoàn thiện hơn.
Khả năng phối hợp và làm việc nhóm
Trong sự thành công của một vở kịch nói thì không chỉ có công sức của người diễn viên mà còn có sự góp mặt của toàn bộ ekip thực hiện. Bởi vậy tất cả mọi người phải phối hợp chặt chẽ với nhau trong từng khâu hoạt động, và tránh đề cao cảm xúc hoặc lợi ích cá nhân dễ làm ảnh hưởng đến quả công việc chung.
Giữ hình ảnh đẹp trước công chúng
Khi trở thành diễn viên kịch nói, ca kịch chuyên nghiệp và diễn xuất trên sân khấu, chắc chắn bạn sẽ được công chúng trong, ngoài nước biết đến. Lúc này chúng ta cần giữ hình ảnh đẹp trong tất cả hoạt động thường ngày. Hãy cố gắng giữ gìn hình ảnh bản thân và tuyệt đối không được gây ra scandals ảnh hưởng đến danh tiếng, thậm chí có thể phá hủy sự nghiệp của bạn.
Nơi đào tạo ngành diễn viên kịch, điện ảnh – truyền hình
Hiện nay rất nhiều bạn trẻ đam mê với nghệ thuật. Họ mong muốn được làm diễn viên kịch nói, điện ảnh, truyền hình. Bởi vậy các trường Đại học ở Việt Nam cũng liên tục mở ra chuyên ngành đào tạo diễn viên. Sinh viên theo học sẽ nhận được sự chỉ dạy tận tình, chu đáo của đội ngũ giảng viên là những Nghệ sĩ Ưu tú, Nghệ sĩ Nhân dân nổi tiếng.:
- Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội.
- Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Tp Hồ Chí Minh.
- Trường Đại học Văn hóa – Nghệ thuật Quân đội.
- Trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội.
- Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Tp. Hồ Chí Minh.
- Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Đăk Lăk.
- Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật và Du lịch Nha Trang.
Kết luận
Như vậy khi muốn tham gia vào ngành kịch nói chúng ta phải chuẩn bị đầy đủ và rèn giũa các tố chất quan trọng cần thiết mà sân khấu này yêu cầu. Đồng thời các bạn cũng nên chọn cho mình trường đào tạo thật sự uy tín, phù hợp với điều kiện tài chính, vị trí địa lý thuận lợi. Ngoài việc tham khảo trường chính quy chúng ta cũng có thể đăng ký học khóa đào tạo ngắn hạn ở AmCollege. Với đội ngũ giảng viên chuyên môn cao, trang thiết bị hiện đại chúng tôi sẽ giúp bạn hiện thực hóa ước mơ trở thành những diễn viên kịch tài năng. Nhanh tay liên hệ để không bỏ qua cơ hội chạm tới ước mơ của mình nhé!