Với những ai yêu âm nhạc và có ý định trở thành ca sĩ chuyên nghiệp thì theo học ngành thanh nhạc sẽ là một trong những lựa chọn đúng đắn nhất. Hiện nay, nhu cầu giải trí của con người thông qua âm nhạc ngày càng cao. Vì vậy, cơ hội dành cho những ai theo học ngành thanh nhạc thật sự rộng mở. Nếu các bạn đang tìm hiểu về ngành học này, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây từ AmCollege để được giải đáp tất cả những thắc mắc nhé.
Tìm hiểu chung về ngành thanh nhạc
Ngành thanh nhạc là gì bạn đã biết chưa? Ngành học thanh nhạc là ngành đào tạo những sinh viên, học viên trở thành những người có chuyên môn vững vàng về kỹ thuật thanh nhạc, đồng thời giúp bạn định hình cá tính, phong cách trình diễn độc đáo, riêng biệt. Những người học ngành này sẽ có kiến thức tổng quát về âm nhạc, kỹ năng biểu diễn…Sau khi ra trường, họ sẽ trở thành ca sĩ, nhạc sĩ,… hay làm những công việc liên quan đến nghệ thuật.
Ngành học này khác hẳn so với những ngành học khác như kinh tế, ngôn ngữ, y học,… Bởi đây là ngành học khá trừu tượng, kiến thức được giảng dạy cũng không quá nhiều nhưng đòi hỏi người học phải luyện tập nhiều kỹ thuật thanh nhạc.
Hiện nay, thanh nhạc là ngành được rất nhiều trường đào tạo nên các bạn học sinh cần phải tìm hiểu thật kỹ trước khi xét tuyển. Nếu có niềm đam mê với con đường nghệ thuật, các bạn hãy mạnh dạn theo đuổi ước mơ.
Xem thêm: Muốn học thanh nhạc nên thi khối nào? Học trường nào?
Những tổ hợp xét tuyển vào ngành thanh nhạc của các trường đại học
Ngành thanh nhạc thi môn gì cũng là câu hỏi được các bạn đặt ra cho chúng tôi rất nhiều. Khi biết được tổ hợp xét tuyển, các bạn sẽ có sự chuẩn bị tốt nhất cho việc nộp hồ sơ vào các trường đại học.
Ngành thanh nhạc có mã ngành là: 7210205. Để được nộp hồ sơ vào học tại các đơn vị đào tạo ngành học này, các bạn học sinh có thể đăng ký xét tuyển theo 02 tổ hợp các môn sau:
- Tổ hợp N00 bao gồm các môn: Ngữ văn, Năng khiếu Âm nhạc 1, Năng khiếu Âm nhạc 2
- Tổ hợp N02 bao gồm các môn: Ngữ văn, Ký xướng âm, Hát hoặc biểu diễn nhạc cụ
Điểm chuẩn của các trường Đại học đào tạo ngành thanh nhạc
Điểm chuẩn của ngành thanh nhạc thường có sự khác nhau giữa các năm. Với năm 2021, điểm chuẩn của ngành này vào các trường giao động từ 15-24 điểm. Đây là điểm xét tuyển theo hình thức thi Trung học Phổ thông Quốc gia.
Ngoài ra, các bạn còn có thể xét tuyển kết hợp với học bạ hoặc các chứng chỉ khác. Những phương thức xét tuyển khác sẽ được các trường đại học công bố trong đề án tuyển sinh hàng năm. Các bạn có thể theo dõi thông báo trên website chính của những trường mà mình dự định xét tuyển.
Các trường đào tạo chuyên sâu ngành thanh nhạc ở Việt Nam
Với độ “hot” của ngành học này, các bạn trẻ tại Việt Nam hiện đang có rất nhiều lựa chọn khi tìm kiếm trường đào tạo thanh nhạc với chất lượng cao. Một số trường với đội ngũ giảng viên thanh nhạc dày dạn kinh nghiệm, kỹ năng chuyên môn cùng chương trình đào tạo bài bản phải kể đến như sau:
Các trường thanh nhạc khu vực miền Bắc:
- Trường Đại học VHNT Quân đội
- Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam
- Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật TW
Các trường thanh nhạc khu vực miền Trung:
- Học viện Âm nhạc Huế
Các trường thanh nhạc khu vực miền Nam:
- Trường Đại học Văn Lang
- Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật thành phố HCM
- Trường Đại học Văn Hiến
- Trường Đại học Sài Gòn
- Trường Đại học Nguyễn Tất Thành
Chương trình đào tạo chuẩn nhất của ngành thanh nhạc
Khung chương trình đào tạo của ngành này cũng rất khác so với các ngành khác. Cụ thể, các môn học được chia ra thành các khối kiến thức như sau:
- Khối kiến thức chung ngành thanh nhạc: Đây là những môn giúp cho các bạn nắm được những kiến thức chung của bậc Đại học. Với một số môn như: Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối cách mạng ĐCSVN, Giáo dục Thể chất, Giáo dục Quốc phòng – An ninh, Pháp luật Đại cương, Phương pháp NCKH, Tiếng Anh,…
- Khối kiến thức cơ sở ngành: Những môn học này sẽ giúp cho sinh viên có cái nhìn cơ bản về ngành học của mình. Một số môn có thể kể đến như: Lịch sử âm nhạc thế giới, Lịch sử âm nhạc Việt Nam, Tin học Âm nhạc, Thanh nhạc chuyên ngành 1, Nhạc cụ 1,…
- Khối kiến thức chuyên ngành: Những môn học trong khối này sẽ định hướng chuyên sâu cho các sinh viên, giúp họ đi đúng với con đường của mình đã chọn. Các môn được học như: Ký xướng âm, Kỹ thuật hát hợp xướng, Kỹ thuật hóa trang, Kỹ thuật diễn viên, Hình thể, Nghệ thuật nói trước công chúng, Lịch sử opera, Nhập môn sáng tác, Thanh nhạc chuyên ngành 2, Nhạc cụ 2, Chỉ huy hợp xướng, Phân tích tác phẩm, Lý thuyết âm nhạc cơ bản, Hát dân ca, khóa luận tốt nghiệp,…
Cơ hội việc làm của các sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành thanh nhạc
Nhu cầu thưởng thức âm nhạc của con người ngày càng trở nên phổ thông nên cơ hội nghề nghiệp của các bạn học ngành thanh nhạc từ đó vô cùng rộng mở. Không chỉ làm ca sĩ, các bạn còn có thể đảm nhận nhiều vị trí khác với thu nhập rất ổn định. Do đó, các bạn không cần quá lo lắng về vấn đề việc làm. Một số công việc mà các bạn sẽ có cơ hội được trải nghiệm như sau:
- Trở thành nghệ sĩ với những bài hát “hit” và được trình diễn những tiết mục đầy tính nghệ thuật.
- Làm việc tại các trung tâm văn hóa nghệ thuật tỉnh, thành phố hoặc các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp.
- Làm giảng viên, giáo viên tham gia giảng dạy tại các trường Tiểu học, Trung học Cơ sở, Trung học Phổ thông, Cao đẳng, Đại học,…
- Làm giảng viên thanh nhạc tại các trung tâm giảng dạy thanh nhạc.
- Mở lớp/trung tâm dạy thanh nhạc riêng.
- Thử sức với các vị trí trong phòng thu âm.
- Làm các công việc liên quan đến các chương trình nghệ thuật cho quần chúng, trung tâm văn hóa, đơn vị nghệ thuật quân đội,…
- Làm việc tại Đài Phát thanh Truyền hình trong nước.
- Làm việc tại Sở văn hóa, Bộ văn hóa thể thao và du lịch,…
- Trở thành nhạc sĩ với nhiều bản “hit” đình đám,…
Mức lương của người tốt nghiệp ngành thanh nhạc 2022
Những người học ngành thanh nhạc sau khi tốt nghiệp sẽ có rất nhiều cơ hội việc làm. Do đó, mức lương cũng phụ thuộc vào công việc mà họ đảm nhận. Mức lương là điều mà rất nhiều người quan tâm khi lựa chọn ngành học này. Đây là ngành có đặc thù khá riêng biệt nên mức lương của những người học ngành này cũng rất khó có thể xác định.
Thông thường, thu nhập hàng tháng của những người học thanh nhạc sẽ trên 10 triệu. Nếu các bạn làm các nghề nghiệp có tính nghệ thuật cao như: nhạc sĩ, ca sĩ,… thì mức thu nhập sẽ được xác định theo năng lực của mỗi người. Vì thế, các bạn có thể tự do lựa chọn ngành học này nếu thực sự có đam mê.
Những tố chất bắt buộc phải có nếu muốn theo học ngành thanh nhạc
Như đã nói ở trên, đây là ngành học khá trừu tượng và có tính đặc thù cao. Do đó, các bạn cần phải có những tố chất nhất định thì mới có thể theo học ngành này. Ngành đòi hỏi khá khắt khe ở những người theo học. Một số tố chất phải kể đến như:
- Phải biết tìm tòi học hỏi những kiến thức âm nhạc từ những người đi trước
- Có tình yêu, đam mê lâu dài đối với nghề ca hát
- Cần có sự sáng tạo, đổi mới, học hỏi và nâng tầm bản thân
- Biết cập nhật những xu hướng mới của âm nhạc nước nhà và quốc tế
- Có sự cẩn trọng, tỉ mỉ, chỉn chu và nghiêm túc trong từng công việc
- Ngoại hình sẽ là yếu tố thiết yếu khi theo đuổi ngành học này, bên cạnh kỹ năng chuyên môn
Trên đây là một số thông tin chi tiết nhất về ngành thanh nhạc mà chúng tôi muốn chia sẻ với các bạn. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình lựa chọn trường và ngành học của mình. Nếu bạn vẫn còn những thắc mắc cần hỗ trợ, đừng ngần ngại và hãy liên hệ với AmCollege để được tư vấn nhé.