Ngành Diễn viên Sân khấu Kịch từ lâu đã là sự lựa chọn của rất nhiều người có năng khiếu nghệ thuật và niềm đam mê sân khấu mãnh liệt. Đây là ngành học đặc thù rất khác so với nhiều ngành học khác. Trong bài viết này, chúng tôi muốn giới thiệu tới các bạn những thông tin tổng hợp nhất về ngành sân khấu kịch. Các câu hỏi như: Trường nào tuyển sinh ngành Diễn viên Sân khấu Kịch, điểm chuẩn của ngành, cơ hội việc làm,… sẽ được AmCollege giải đáp ngay dưới đây. Hãy cùng nhau theo dõi để có được những hiểu biết nhất định về ngành học này nhé.
Giới thiệu tổng quan về ngành Diễn viên Sân khấu Kịch hát
Ngành Diễn viên Sân khấu Kịch hát có mã ngành xét tuyển đại học là: 7210226. Đây là ngành học giúp cho các bạn sinh viên có thể diễn xuất trên sân khấu, trên truyền hình, điện ảnh để trở thành những diễn viên nổi tiếng.
Khi các bạn được đào tạo chuyên môn bài bản tại các trường Đại học chuyên về sân khấu kịch thì những kỹ năng về biểu diễn nghệ thuật sau sẽ được nâng cao và trau dồi:
- Khả năng cảm thụ âm nhạc, khả năng phân tích, phán đoán nhanh nhạy các tình huống.
- Kỹ năng chuyển thể các tiểu thuyết, tác phẩm văn học,… sang nghệ thuật biểu diễn.
- Khả năng phân tích nhân vật, nghiên cứu vai diễn.
- Khả năng diễn xuất xuất chúng với những biểu cảm chân thực,…
Xem thêm tại: Top 7 sân khấu kịch Sài Gòn được nhiều khán giả yêu thích nhất
Những tổ hợp xét tuyển ngành Diễn viên Sân khấu Kịch và điểm chuẩn
Hiện nay chỉ có khối S được xét tuyển ngành này tại các trường Đại học và Cao đẳng. Trong đó, có 2 tổ hợp nhỏ như sau:
- Tổ hợp S00 (Ngữ văn – Năng khiếu SKĐA 1 – Năng khiếu SKĐA 2)
- Tổ hợp S01 (Toán – Năng khiếu 1 – Năng khiếu 2)
Tùy vào từng năm điểm chuẩn của ngành này sẽ có sự khác nhau rất lớn. Trong năm 2021, điểm chuẩn của ngành này tại các trường đại học dao động từ 16-24 điểm. Ngoài xét điểm thi THPT quốc gia, các bạn có thể nộp hồ sơ xét tuyển bằng các phương thức khác.
Các trường đào tạo ngành Diễn viên Sân khấu Kịch
Các trường đào tạo ngành học này nổi tiếng nhất cả nước bao gồm:
Khu vực phía Bắc:
- Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội: đào tạo nguồn nhân lực cho các tỉnh/ thành phía Bắc;
Khu vực phía Nam:
- Đại học Sân khấu – Điện ảnh TP. HCM: đào tạo nguồn nhân lực cho các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và miền Nam.
Ngoài ra, còn một số trung tâm sân khấu kịch như: Sân khấu kịch Phú Nhuận, sân khấu kịch Nụ Cười Mới, sân khấu kịch Idecaf,… sân khấu kịch Hồng Vân tuyển sinh các khóa để đào tạo. Các bạn có thể nộp hồ sơ và học theo khóa.
Chương trình đào tạo ngành sân khấu kịch
Khi được tuyển sinh thành công vào các trường Đại học, các bạn sẽ được đào tạo cực kỳ bài bản với 03 khối kiến thức chủ yếu sau:
Khối kiến thức cơ bản
Đây là khối kiến thức bao gồm những môn học nền tảng, đại cương cho sinh viên năm nhất. Một số môn học trong đó bao gồm:
- Pháp luật Đại cương,
- Triết học, Đường lối Hồ Chí Minh
- Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
- Tin học Đại cương
- Cơ sở Văn hóa Việt Nam
- Giáo dục Thể chất
- Giáo dục Quốc phòng – An ninh
- Tiếng Anh cơ bản
- Lịch sử Văn học Việt Nam,…
Khối kiến thức cơ sử ngành sân khấu kịch
Khối kiến thức này bao gồm những môn cơ sở ngành nhằm đặt những nền móng đầu tiên cho sinh viên. Từ đó, giúp sinh viên hiểu sâu hơn về ngành học. Một số môn bắt buộc như:
- Lịch sử sân khấu Việt Nam
- Lịch sử nghệ thuật tạo hình Việt nam
- Phân tích tác phẩm kịch
- Phân tích tác phẩm Điện ảnh
- Tiếng nói trong kịch điện ảnh 1,2,3
Khối kiến thức chuyên ngành
Trong chương trình đào tạo chuyên sâu ngành học này, các bạn sinh viên sẽ được học những môn học như:
- Hình thể 1,2,3
- Kỹ thuật biểu diễn kịch điện ảnh 1 (tiểu phẩm),1,2,3,4,5
- Múa 1,2
- Thực tập tốt nghiệp
- Các loại hình nghệ thuật
- Hóa trang
- Đồ án/ Khóa luận tốt nghiệp
Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp ngành sân khấu kịch
Rất nhiều bạn đến với ngành này với đam mê cháy bỏng và nhiệt huyết căng tràn. Tuy nhiên, không vì thế mà họ không quan tâm đến cơ hội việc làm của ngành sau khi ra trường. Một số công việc mà các bạn có thể tham khảo sau khi ra trường đó là:
- Làm diễn viên cho các hãng phim lớn nhỏ trong và ngoài nước.
- Làm việc tại những doanh nghiệp truyền thông, quảng cáo trong lĩnh vực sản xuất phim truyền hình.
- Làm việc tại những nhà hát lớn hoặc các đoàn nghệ thuật từ địa phương đến trung ương.
- Làm diễn viên lồng tiếng cho các bộ phim điện ảnh, truyền hình.
- Làm đạo diễn, trợ lý đạo diễn, quản lý nhân sự cho các hãng phim.
- Làm nhà sản xuất phim.
- Làm giảng viên, giảng dạy cho sinh viên của các trung tâm, trường đại học.
- Làm việc tại các sân khấu kịch như: Sân khấu kịch Hồng Vân, Sân khấu kịch Hoàng Thái Thanh, Sân khấu kịch Minh Nhí, Sân khấu kịch Thế Giới Trẻ, Sân khấu kịch Sài Gòn
Mức lương của những sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành sân khấu kịch
Sau khi đã hoàn thành toàn bộ chương trình học của đơn vị đào tạo, các bạn sẽ được cấp bằng đại học hoặc chứng chỉ khóa học và hành nghề. Lúc này, mức lương của bạn sẽ phụ thuộc vào công việc của bạn, năng lực cũng như kỹ năng công việc. Cụ thể mức lương sẽ dao động như sau:
- Với những bạn làm truyền thông ở vị trí xây dựng, sản xuất chương trình thì mức lương sẽ dao động từ 5-7 triệu/tháng. Còn đối với những vị trí cao hơn như quản lý thì mức lương sẽ dao động từ 10-15 triệu/tháng.
- Nếu các bạn làm tại những đơn vị truyền hình, các hãng phim để sản xuất phim thì mức lương hàng tháng bạn sẽ nhận được có thể từ 8-10 triệu.
- Với những bạn đã có nhiều kỹ năng diễn xuất, sáng sân khấu và có duyên với nghề diễn xuất thì mức lương sẽ cực khủng. Hầu hết không ai có thể biết được thu nhập hàng tháng của các nghệ sĩ. Vì vậy, nếu các bạn thực sự có đam mê thì đây sẽ là công việc giúp bạn kiếm được thu nhập rất hấp dẫn cho mỗi dự án.
Với mong muốn có mức lương cao, các bạn cần trau dồi cho mình nhiều kỹ năng cùng những kiến thức khác. Nếu các bạn thực sự giỏi, rất nhiều đơn vị sẽ săn lùng bạn và mang đến cho bạn mức đãi ngộ rất cao.
Tố chất để học ngành Diễn viên Sân khấu Kịch
Không phải bất cứ ai cũng có thể dễ dàng học tập, theo đuổi và thành công trên con đường nghệ thuật. Ngoài đam mê, các bạn cần phải có những tố chất thiên phú sau:
- Khả năng diễn xuất: Đây là một trong những yếu tố cần thiết nhất để các trường tuyển sinh. Các bạn phải có khả năng trình diễn, tái hiện lại vai diễn cho khán giả. Với khả năng diễn xuất tốt, các bạn sẽ có thể được săn đón bởi rất nhiều hãng phim, nhà làm phim, trung tâm lớn,…
- Khả năng tưởng tượng phong phú, độc đáo: Để có thể thành công trên con đường diễn xuất, các bạn phải có trí tưởng tượng. Từ những dòng chữ cứng nhắc trên trang giấy, các bạn phải biết biến nó thành ý tưởng trong đầu. Từ đó, tái hiện lại những suy nghĩ đó để trở thành những vai diễn ấn tượng nhất.
- Có niềm đam mê mãnh liệt: Với ngành giải trí này, bạn phải có đủ đam mê để theo đuổi giấc mơ trở thành nghệ sĩ của mình. Chỉ có đam mê mới giúp bạn thành công trên con đường mình đã chọn.
- Khả năng chịu áp lực cao: Đây là ngành rất đặc thù do bạn có thể sẽ nhận được hào quang nhưng cũng không ít ánh nhìn soi mói từ công chúng. Áp lực làm việc trong nhiều giờ liên tục cũng khiến bạn có thể bị suy cạn về mặt thể lực. Nếu không chịu được áp lực, các bạn rất có thể sẽ không trụ vững trong ngành.
Ngành Diễn viên Sân khấu Kịch đã chắp cánh ước mơ cho rất nhiều người. Vì thế, nếu có đam mê, hãy nhanh chóng luyện tập, tìm kiếm trung tâm đào tạo uy tín, chất lượng và đăng ký tuyển sinh ngay khi có thể. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo chương trình đào tạo tại AmCollege và liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn về khóa học phù hợp nhất nhé.