Công nghệ kỹ thuật cơ khí

Công nghệ kỹ thuật điện tử – Cơ hội nghề nghiệp

Ngành kỹ thuật công nghệ điện, điện tử là ngành xuất hiện từ lâu đời, tuy nhiên, đến nay ngành này vẫn được rất nhiều học sinh lựa chọn. Để hội nhập với thế giới kỹ thuật số, cách thức đào tạo ngành này cũng được đổi mới và cải tiến so với trước đây. Hãy cùng AmCollege tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé. 

Ngành Công nghệ Kỹ thuật điện, điện tử là gì?

Công nghệ kỹ thuật điện điện tử
Ngành công nghệ kỹ thuật điện, điện tử học gì? – (Ảnh: Internet)

Công nghệ Kỹ thuật điện, điện tử (Electrical and Electronic Engineering Technology) là một ngành học chuyên sâu về điện, điện tử với đa dạng các chuyên ngành nhỏ như hệ thống điều khiển, xử lý tín hiệu, viễn thông, điện tử học,… Sinh viên ngành công nghệ kỹ thuật điện, điện tử sẽ được trang bị những kiến thức cơ bản về điện, điện tử và những kiến thức chuyên ngành nâng cao. Ngoài ra, sinh viên còn được áp dụng công nghệ hiện đại trong việc thực hành xử lý các vấn đề liên quan đến điện, điện tử như vận hành, lắp đặt, thi công các công trình điện, điện tử, tạo cơ hội cho sinh viên tiếp cận và tìm cách thức giải quyết các vấn đề thực tế trong công trình công nghiệp và dân dụng.

Xem thêm: Điện tử công nghiệp là gì? Học điện tử công nghiệp ra làm gì?

Các khối thi vào ngành Công nghệ Kỹ thuật điện, điện tử 

Ở các trường Đại học, ngàn này có mã ngành là 7510301. Ngành này sẽ xét tuyển các khối thi sau đây:

  • A00 (Toán, Vật Lý, Hóa Học)
  • A01 (Toán, Vật Lý, Tiếng Anh)
  • A02 (Toán, Vật Lý, Sinh Học)
  • B00 (Toán, Hóa Học, Sinh Học)
  • C01 (Ngữ Văn, Toán, Vật Lý)
  • D01 (Ngữ Văn, Toán, Tiếng Anh)
  • D07 (Toán, Hóa Học, Tiếng Anh)
  • D90 (Toán, Khoa Học Tự Nhiên, Tiếng Anh)

Điểm chuẩn ngành Công nghệ Kỹ thuật điện, điện tử

Theo các năm, điểm chuẩn các trường Đại học ngành công nghệ kỹ thuật cơ điện tử dao động từ 19 đến 27 điểm. Các trường Đại học tổ chức xét tuyển theo cả hai phương thức xét học bạ và điểm thi Tốt nghiệp Trung học Phổ thông quốc gia. Dưới đây là top 10 trường có điểm chuẩn ngành công nghệ kỹ thuật điện, điện tử cao nhất năm 2021.

STT Trường Đại học Điểm chuẩn xét tuyển Ghi chú
1 Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM 26.5 Điểm thi THPT
2 Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông (Phía Bắc) 25.3 Điểm thi THPT
3 Đại học Công Nghiệp Hà Nội 24.6 Điểm thi THPT
4 Đại học Sài Gòn 23.5 Điểm thi THPT
5 Đại học Điện Lực 22.75 Điểm thi THPT
6 Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội 22.5 Điểm thi THPT
7 Đại học Kinh Tế Kỹ Thuật Công Nghiệp 22 Học bạ
8 Đại học Công Nghiệp TPHCM 20.5 Học bạ
9 Đại học Sao Đỏ 20.5 Học bạ
10 Đại học Sư phạm Kỹ thuật – Đại học Đà Nẵng 19 Điểm thi THPT

Các trường đào tạo ngành 

Ngành công nghệ kỹ thuật điện, điện tử đã xuất hiện từ rất lâu, vì vậy có rất nhiều trường đào tạo ngành này. Dưới đây là top các trường chất lượng chuyên đào tạo ngành này.

  • Khu vực miền Bắc:
    • Đại học Công nghiệp Hà Nội
    • Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
    • Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
    • Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp (Cơ sở Hà Nội)
    • Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp (Cơ sở Nam Định)
    • Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội
    • Đại học Điện lực
    • Đại học Kỹ thuật Công nghiệp (thuộc ĐH Thái Nguyên)
    • Đại học Dân lập Phương Đông
    • Đại học Hải Phòng
    • Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định
    • Đại học Sao Đỏ
    • Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên
    • Đại học Dân lập Hải Phòng
    • Đại học Công nghiệp Quảng Ninh
  • Khu vực miền Trung:
    • Đại học Kiến trúc Đà Nẵng
    • Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh
    • Đại học Duy Tân
    • Đại học Nha Trang
    • Đại học Vinh
  • Khu vực miền Nam:
    • Đại học Công nghiệp TP.HCM
    • Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM
    • Đại học Công nghệ Sài Gòn
    • Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (phía Nam)
    • Đại học Dân lập Lạc Hồng
    • Đại học Công nghệ Đồng Nai
    • Đại học Kỹ thuật Công nghệ Cần Thơ
    • Đại học Tây Đô
    • Đại học Trà Vinh
    • Đại học Kinh tế Kỹ thuật Bình Dương

Cơ hội việc làm cho sinh viên ngành sau ra trường

Công nghệ kỹ thuật điện điện tử
Cơ hội việc làm cao trong ngành cho sinh viên mới ra trường – (Ảnh: Internet)

Sau 4 năm đào tạo, sinh viên ngành này với nền tảng kiến thức chuyên sâu và kỹ năng nghề nghiệp tốt có thể ứng tuyển tại các vị trí sau:

  • Làm việc tại các công ty điện lực, nhà máy điện tại các vị trí như chuyên viên kỹ thuật vận hành, bảo trì mạng lưới điện,…
  • Làm chuyên viên tư vấn thiết kế điện lưới tại các khu dân cư, văn phòng, khu công nghiệp, xí nghiệp
  • Làm việc tại các đơn vị sản xuất công nghiệp tự động hóa và điện tử hóa cao, tại Tổng cục điện tử Việt Nam và Tổng công ty Bưu chính Viễn thông
  • Làm cán bộ quản lý, giám sát cho các cơ quan nhà nước, công ty nước ngoài liên quan đến lĩnh vực kỹ thuật điện, điện tử
  • Theo đuổi con đường nghiên cứu sinh, trở thành chuyên gia trong lĩnh vực kỹ thuật điện, điện tử
  • Học lên Thạc sĩ, Tiến sĩ, trở thành giảng viên của các trường dạy nghề, Cao đẳng, Đại học giảng dạy các môn liên quan đến kỹ thuật điện, điện tử

Lương ngành Công nghệ Kỹ thuật điện, điện tử bao nhiêu?

Sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ có mức lương khởi đầu khoảng 5 triệu/tháng. Nếu các bạn có tay nghề và kinh nghiệm làm việc 1-2 năm mức lương của các bạn sẽ có thể dao động từ 7 đến 10 triệu/tháng. Với những bạn có ngoại ngữ có thể xin vào làm việc cho các doanh nghiệp điện lực nước ngoài, hoặc các tập đoàn điện lực lớn thì có thể nhận mức lương trên 12 triệu/tháng. Với một nhân viên chuyên ngành kỹ thuật điện, điện tử có kinh nghiệm trên 3 năm cùng kỹ năng nghề nghiệp tốt vững vàng thì mức lương có thể lên tới 20 triệu/ tháng. Như vậy, tùy thuộc vào năng lực, và kinh nghiệm mà mức lương của nhân viên có thể khác nhau.

Sinh viên trong ngành cần có những tố chất gì?

Những tố chất sinh viên cần có trong ngành này- (Ảnh: Internet)

Yếu tố tính cách, tố chất và kỹ năng của mỗi người quyết định phần lớn trong việc lựa chọn ngành nghề cho tương lai. Nếu bạn muốn làm trong ngành công nghệ kỹ thuật điện, điện tử thì cần có những tố chất sau đây:

  • Có kỹ năng phân tích, tổng hợp kiến thức và thông tin nhanh
  • Có kỹ năng và yêu thích công nghệ khoa học
  • Năng động, kiên trì, chịu khó và ham học hỏi
  • Có kỹ năng phát hiện và xử lý vấn đề nhanh nhẹn
  • Có kỹ năng làm việc nhóm
  • Có kỹ năng tin học tốt
  • Có ngoại ngữ là một lợi thế
  • Biết cách quản lý, giám sát, tổ chức và điều hành

Trên đây là những thông tin về ngành công nghệ kỹ thuật điện, điện tử AmCollege chia sẻ đến các bạn trẻ đang muốn tìm hiểu về ngành học này. Hy vọng các bạn sẽ có thêm những kiến thức hữu ích và đưa ra quyết định đúng đắn trong việc lựa chọn ngành học. Nếu bạn vẫn đang băn khoăn trong quyết định chọn ngành học phù hợp, đừng ngại ngần và hãy liên hệ AmCollege nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

0963 888 712