Cả Bartender và Barista đều chỉ người pha chế nhưng chúng lại có những đặc điểm khác nhau tạo nên sức hút riêng của mỗi nghề. Để chọn đúng nghề và theo đuổi đúng đam mê của mình, hãy tìm hiểu về nghề Bartender và Barista là gì qua bài viết sau đây.
Bartender và Barista là gì và sự khác nhau của chúng?
Đều là những thuật ngữ dùng để chỉ người pha chế nhưng tính chất công việc của Bartender và Barista lại khác nhau. Bartender và Barista là hai ngành nghề thu hút nhiều bạn trẻ lựa chọn bởi lộ trình thăng tiến, môi trường làm việc năng động và mức thu nhập hấp dẫn. Không ngoa khi nói rằng những người làm công việc pha chế chính là các nghệ sĩ trong quầy bar bởi họ có khả năng biểu diễn pha chế điêu luyện, sáng tạo những món thức uống độc đáo, tài ứng xử khéo léo, khả năng giao tiếp tốt và phản ứng nhanh với mọi tình huống.
Bartender là nghề gì?
Bartender vốn là một từ tiếng Anh ghép từ chữ “bar” (quầy pha chế) và “tender” (sự ân cần). Vì vậy, Bartender được hiểu là nghề pha chế các loại thức uống có cồn và phục vụ nó cho khách hàng một cách chuyên nghiệp, ân cần. Việc hiểu rõ về nguồn gốc, đặc điểm của các loại rượu nổi tiếng, phân biệt tốt các dòng rượu qua hương vị và màu sắc, nắm vững phương pháp phối hợp các nguyên liệu để pha chế ra những ly thức uống hấp dẫn nhất chính là những yêu cầu mà bạn cần phải đáp ứng được khi theo đổi nghề Bartender. Từ những kiến thức và kinh nghiệm của mình, bên cạnh việc chia sẻ các cuộc trò chuyện về rượu bên quầy bar với khách hàng, các Bartender còn là người kể chuyện thông qua những ly cocktail được pha chế tinh tế thông qua cảm xúc của khách hàng. Đặc biệt, các khách hàng còn được chiêm ngưỡng những màn trình diễn Flair Bartending đặc sắc, đòi hỏi trình độ cao và sự chuyên nghiệp từ các Bartender.
Barista là nghề gì?
Trong tiếng Ý, Barista có nghĩa là người pha chế cà phê, các loại đồ uống không cồn được ưa chuộng trên thị trường. Tuy nhiên, với tính chất công việc ngày càng có sự phân hóa rõ ràng nên về sau, Barista chỉ được dùng để chỉ các người nhân viên pha chế cà phê. Bên cạnh việc am hiểu về pha chế, các Barista còn phải sành về phê, biết cách pha trộn để tạo ra hương vị cà phê ngon và chất lượng nhất. Mặt khác, với kỹ thuật Latte Art và kỹ năng pha chế, các Barista sẽ là người thổi hồn vào những tách cà phê đơn điệu, làm cho chúng trở nên “ngon” về chất, đậm đà về hương vị và đẹp về cách trang trí.
Lộ trình phát triển của nghề Bartender ở Việt Nam
Mê mẩn phong thái làm việc “cool ngầu” của các Bartender trong các quán bar, môi trường làm việc không gò bó, tính chất công việc đòi hỏi sự sáng tạo và năng động chính là những lý do khiến cho ngày càng có nhiều bạn trẻ lựa chọn theo đuổi công việc pha chế thức uống có cồn. Trong những năm gần đây tại Việt Nam, Bartender không còn được xem là nghề tay trái hay công việc làm ngoài giờ để kiếm thêm thu nhập mà đang dần khẳng định vị thế của mình khi trở thành một công việc có lộ trình phát triển bài bản rất đáng để theo đuổi.
– Phụ bar (Barback): Barback là bước khởi đầu của bất kỳ ai theo đuổi nghề pha chế. Với công việc này, người phụ bar sẽ nhận được sự hướng dẫn, đào tạo của người có chuyên môn để làm quen với quầy Bar trong thực tế; hỗ trợ các Bartender trong việc sơ chế, chuẩn bị nguyên liệu; pha chế một số thức uống cơ bản; dọn dẹp vệ sinh khu vực làm việc.
– Bartender: là người am hiểu về các loại đồ uống có cồn, Bartender là người tạo ra những ly nước thơm ngon, đẹp mắt bằng những kỹ năng pha chế chuyên nghiệp và mang tính biểu diễn nghệ thuật cao như shaking, rolling, domino, layering, flaming,… Bên cạnh việc pha chế đồ uống cho khách hàng, các Bartender còn chịu trách nhiệm kiểm tra công cụ, nguyên liệu; kiểm kê hàng hóa hàng ngày.
– Bar trưởng (Head Bartender): là vị trí mơ ước của nhiều bạn trẻ trên hành trình chinh phục nghề pha chế, Bar trưởng chịu trách nhiệm vận hành, giám sát mọi hoạt động của quầy bar, sắp xếp nhân sự, nhập nguyên liệu theo tình hình kinh doanh, kiểm tra và đánh giá chất lượng thức uống, đào tạo nhân sự mới và báo cáo tình hình công việc với cấp trên.
– Quản lý bộ phận pha chế (Beverage Manager): đây là người chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức và điều hành nhân sự như phân công và giám sát nhân sự trong quá trình làm việc; đảm bảo năng suất cũng như tuân thủ theo quy định tại nơi làm việc của nhân sự; quản lý trang thiết bị, dụng cụ của bộ phận pha chế; đào tạo nhân sự mới,…
– Quản lý bộ phận F&B (F&B Manager): ở vị trí này, các F&B Manager sẽ chịu trách nhiệm cho tất cả công việc liên quan đến bộ phận ẩm thực của doanh nghiệp. Cụ thể, người đảm nhiệm công việc này sẽ quản lý tài chính; xây dựng, cập nhật thực đơn nhà hàng, quầy bar, quản lý và giám sát nhân sự thuộc bộ phận F&B; tuyển dụng và đào tạo nhân sự mới,…
Dù ở lĩnh vực nào, để có thể tiến xa và thành công trong sự nghiệp, mỗi người đều phải trang bị cho mình những kiến thức cần thiết, kỹ năng nghề và các tố chất cần có để nắm bắt cơ hội thăng tiến. Nghề Bartender cũng vậy bởi công việc này được tôn vinh như một bộ môn nghệ thuật mà ở đó, các chuyên gia pha chế đều được ví như những người nghệ sĩ trong quầy bar.
>>> Xem thêm: Giải mã Angle shot – Tín hiệu cầu cứu khi đi Bar
Trường dạy nghề Bartender ở TP.HCM
Nhằm hỗ trợ đội ngũ nhân lực Bartender trẻ Việt Nam phát triển và tiến xa hơn trên con đường sự nghiệp, nhiều trường dạy nghề Bartender ở TP.HCM đã xây dựng chương trình đào tạo bài bản với hàng trăm công thức cocktail tạo điều kiện cho học viên thực hành liên tục trong môi trường học đẳng cấp. Điều này giúp cho các học viên được nâng cao tay nghề nhanh chóng, nắm vững kiến thức quản lý quầy bar, biểu diễn thành thạo các kỹ thuật như Flair Bartending, Mixologist và sáng tạo nên những ly thức uống độc đáo, mới lạ.
Là một trong những trường dạy nghề Bartender ở TP.HCM, Trường Trung cấp Bách khoa Việt Mỹ (AmCollege) đã và đang đào tạo hàng ngàn học viên mỗi năm, cung cấp cho thị trường lao động đội ngũ Bartender thành thạo tay nghề, nắm vững kỹ năng pha chế, có khả năng sáng tạo vượt bậc và thích ứng nhanh với môi trường làm việc sau khi ra trường. Tại AmCollege, học viên được trực tiếp hướng dẫn bởi đội ngũ giảng viên là chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành F&B, thực hành trong quầy bar được mô phỏng giống 100%, học với bộ giáo trình được biên soạn độc quyền và được sáng tạo liên tục nhằm đáp ứng chuẩn đầu ra của chương trình bao gồm trình độ kiến thức, kỹ năng và năng lực làm việc. Do đó, AmCollege là một trong những lựa chọn lý tưởng cho những ai đang tìm kiếm các trường dạy nghề Bartender ở TP.HCM nhằm bắt đầu lộ trình theo đuổi công việc pha chế.
Nếu bạn có niềm đam mê với các loại rượu, thức uống không cồn và cà phê, mong muốn được rèn luyện kỹ năng pha chế cũng như sáng tạo những món thức uống ngon miệng, đủ năng lực làm việc tại các quán bar hay chuỗi cà phê nổi tiếng hoặc bạn là mới bắt đầu tìm hiểu Bartender và Barista là gì? Hãy tham gia ngay khóa học Bartender và Barista tại AmCollege. Để được tư vấn chi tiết thông tin về khóa học, bạn hãy theo dõi AmCollege và liên hệ nhà trường hotline 0963 888 712 để được hỗ trợ đăng ký khóa học Bartender và Barista ngắn hạn.