Trước sự phát triển mạnh mẽ của thế giới công nghệ, ngành Công nghệ Sinh học cũng có bước tiến nhảy vọt trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, đây được xem là ngành học mũi nhọn được đông đảo sinh viên ghi danh học tập mỗi năm. Nhưng thực tế cho thấy số lượng thí sinh hiểu rõ về Công nghệ Sinh học là gì và học ra trường làm gì chỉ đếm trên đầu ngón tay. Nếu bạn cũng khá mơ hồ về nó, thì đừng bỏ qua các thông tin bổ ích từ AmCollege dưới đây!
Công nghệ Sinh học là gì?
Trước thắc mắc Công nghệ Sinh học là gì của hàng ngàn sinh viên, các chuyên gia đầu ngành cho biết đây là ngành học kết hợp giữa công nghệ và quy trình kỹ thuật hiện đại. Nó được ra đời dựa trên các cơ sở khoa học vi sinh bao gồm vi sinh vật và tế bào động thực vật.
Ngành học này hiện được ứng dụng trong rất nhiều các lĩnh vực khác nhau của đời sống như:
- Nông nghiệp: Nghiên cứu cách thức ứng dụng công nghệ vi sinh để nâng cao năng suất vật nuôi và tạo ra các giống cây đột biến có khả năng chống chịu trước sâu bệnh hại thân.
- Dược học: Thúc đẩy hoạt động nghiên cứu sản xuất vắc xin nhằm tăng khả năng phòng chống bệnh tật ở con người như vắc xin ngừa bệnh SARS, viêm gan A, B, C,… Ngoài ra, ngành học này còn được ứng dụng để điều chế thuốc chữa bệnh từ dược liệu thiên nhiên.
- Y học: Ngành Công nghệ Sinh học hỗ trợ quá trình chẩn đoán và điều trị nhiều bệnh lý nguy hiểm thông qua các kỹ thuật xét nghiệm hệ gen của con người. Một số bệnh lý ung thư hiểm nghèo theo đó đã có được phương pháp điều trị khá hiệu quả.
Xem thêm: Bio-Technology
Học Công nghệ Sinh học ra trường làm gì?
Tương ứng với khái niệm giải thích về ngành Công nghệ Sinh học là gì, bạn sẽ được biết về cơ hội việc làm đối với ngành học này. Theo đó, các sinh viên theo đuổi ngành Công nghệ Sinh học sẽ có cơ hội trở thành:
Giảng viên đào tạo
Các sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ Sinh học với tấm bằng xuất sắc thường được giữ lại công tác tại chính ngôi trường mà mình đang theo học. Điều này giúp bạn có cơ hội trở thành giảng viên chuyên nghiệp tại những ngôi trường cao đẳng và Đại học danh tiếng nhất nhì Việt Nam.
Với vai trò là người giảng dạy bộ môn, bạn cần phải có sự tìm hiểu, nghiên cứu và đào sâu vào chuyên ngành để truyền thụ cho sinh viên kiến thức tốt nhất. Ngoài ra, sự kiên nhẫn và tận tụy của một người giáo viên cũng là điều rất cần thiết khi này.
Chuyên viên nghiên cứu Công nghệ Sinh học
Chuyên viên nghiên cứu Công nghệ Sinh học thường làm việc tại các trung tâm hoặc viện nghiên cứu lớn. Chẳng hạn như Viện Sinh học Nông nghiệp hoặc Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Khi tham gia nghiên cứu tại các trung tâm này, bạn sẽ được làm việc với đội ngũ chuyên gia đầu ngành có kiến thức chuyên môn vững vàng, kinh nghiệm thực tiễn dày dạn, từ đó mở ra cơ hội để bạn trau dồi, rèn luyện tích lũy và nâng tầm trình độ của bản thân.
Kỹ thuật viên xét nghiệm
Nơi làm việc của các kỹ thuật viên xét nghiệm thường là hệ thống bệnh viện lớn hoặc trung tâm y tế dự phòng trực thuộc tuyến trung ương, tỉnh, thành phố cho đến tuyến huyện. Tại đây, bạn sẽ gắn bó với các phòng xét nghiệm hoặc phòng thí nghiệm để phân tích nhóm máu và thành phần huyết học có bên trong.
Ngoài ra, bạn có thể nộp hồ sơ vào các trung tâm xét nghiệm ADN để đảm nhận vai trò là người phân tích huyết thống tư nhân. Dù là công việc nào, thì bạn cũng sẽ cảm nhận được những điều thú vị riêng và học hỏi khá nhiều điều bổ ích từ đó.
Chuyên viên quản lý khoa học và công nghệ
Một lựa chọn tuyệt vời khác mà ta không thể bỏ qua là chuyên viên quản lý khoa học và công nghệ. Nơi mà bạn tham gia công tác khi này không còn là các bệnh viện lớn nhỏ nữa, mà bạn sẽ làm việc tại Bộ hoặc các cơ quan ngang Bộ, trực thuộc Bộ.
Tất nhiên thì để có được vị trí như mơ, bạn sẽ trải qua một quy trình tuyển dụng vô cùng gắt gao. Nếu bạn vượt qua các kỳ sát hạch của Bộ, bạn sẽ được đảm nhận vị trí chuyên viên quản lý dự án hoặc quản trị thông tin của cơ quan cấp cao.
Kinh doanh vật tư Công nghệ Sinh học
Nếu bạn có máu kinh doanh, việc mở một cửa hàng chuyên mua bán hóa chất và vật tư Công nghệ Sinh học cũng là lựa chọn không hề tồi. Thậm chí với công việc này, bạn có thể tự làm chủ bản thân và có được sự chủ động lớn về thời gian.
Nhưng trước khi mở cửa hàng tự kinh doanh, bạn nên tìm hiểu kỹ hồ sơ thủ tục và quy trình xin giấy phép tại cơ quan chức năng có thẩm quyền. Song song với đó là tìm kiếm cho mình nguồn nhập khẩu hàng hóa với mức giá hợp lý, chất lượng cao để xây dựng uy tín cho mình.
Ngành Công nghệ Sinh học lương bao nhiêu?
Giống như các ngành nghề đang rất hot hiện nay, sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ Sinh học thường có được mức lương cạnh tranh. Tuy nhiên, lương thưởng dành cho bạn khi này sẽ dao động tùy thuộc vào công việc và vị trí mà bạn đảm nhiệm.
Chẳng hạn như khi bạn công tác tại bệnh viện, trung tâm xét nghiệm hoặc cơ quan nhà nước, mức lương sẽ dao động từ 8 – 15 triệu đồng/tháng. Nhưng nếu bạn mở cửa hàng tự kinh doanh hoặc trở thành nhân viên kinh doanh vật tư Công nghệ Sinh học, thu nhập khi này sẽ không bị giới hạn và dao động theo năng lực.
Trung bình con số mà bạn kiếm được sẽ dao động từ 15 đến 40 triệu/tháng hoặc hơn. Vì vậy người xưa mới có câu “phi thương bất phú” phải không nào?!
Ngành Công nghệ Sinh học điểm chuẩn bao nhiêu?
Giống như các ngành học khác, ngành Công nghệ Sinh học có điểm chuẩn cao thấp tùy vào từng khu vực tuyển sinh. Cụ thể là:
- Khu vực miền Bắc: Từ 14 – 18 điểm tại các trường Đại học Khoa học Thái Nguyên, Học viện Nông nghiệp Việt nam, Đại học Thủy Lợi,…
- Khu vực miền Trung và Tây Nguyên: Từ 15 – 24 điểm tại các trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng, Đại học Sư phạm Đà Nẵng, Đại học Nha Trang, Đại học Vinh và Đại học Tây Nguyên,…
- Khu vực miền Nam: Từ 15 – 29 điểm tại các trường Đại học Cần Thơ, Đại học Bách Khoa TP.HCM, Đại học Tôn Đức Thắng, Đại học Nông Lâm TP.HCM, Đại học Quốc Gia TP.HCM,…
Công nghệ Sinh học học những môn gì?
Khi đăng ký học tập ngành Công nghệ Sinh học, bạn sẽ phải hoàn tất hơn 100 tín chỉ của nhiều môn học khác nhau. Vậy các môn học Công nghệ Sinh học là gì? Bạn sẽ được biết ngay dưới đây:
- Môn học đại cương: Giáo dục quốc phòng, giáo dục thể chất, tiếng Anh căn bản, tăng cường, tiếng Pháp căn bản, tin học văn phòng, Triết học Mác – Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh,…
- Môn học cơ sở ngành: Sinh học đại cương, sinh học phân tử, hóa phân tích đại cương, Virus học đại cương, sinh hóa, vi sinh học đại cương, cơ sở di truyền học, kỹ thuật phân tích và thiết bị,…
- Môn học chuyên ngành: Vi sinh học công nghiệp, Protein và Enzyme học, Tin sinh học, công nghệ di truyền, nuôi cấy mô tế bào động thực vật, công nghệ miễn dịch, Công nghệ Sinh học trong y dược, môi trường và nông nghiệp,…
Công nghệ Sinh học học trường nào chất lượng nhất?
Trong rất nhiều các lựa chọn hiện nay, bạn chỉ nên ghi danh học tập tại những ngôi trường đào tạo Công nghệ Sinh học chất lượng cao như:
- Học Viện Nông Lâm Việt Nam.
- Đại học Bách Khoa Đà Nẵng
- Đại học Bách Khoa TP.HCM
- Đại học Nông lâm TP.HCM
- Đại học Văn Lang
- Đại học Mở TP.HCM
- Đại học Quốc Gia TP.HCM và Hà Nội
- …
Trên đây bạn đã được tư vấn chi tiết về ngành công hệ sinh học là gì và tất cả các thông tin quan trọng có liên quan. Nếu cần được giải đáp thêm thắc mắc, bạn vui lòng liên hệ AmCollege để được tư vấn và hỗ trợ nhé!