Kỹ thuật điện tử viễn thông là một trong những ngành chiếm vị trí quan trọng đối với sự phát triển của đất nước.
Hiện nay, ngành này đang được rất nhiều bạn quan tâm tìm hiểu và theo học bởi nó có tiềm năng về cơ hội việc làm.
Hãy theo dõi bài viết dưới đây của AmCollege để hiểu hơn về ngành học này là gì, học kỹ thuật điện tử viễn thông ra làm gì nhé.
Xem thêm: Định hướng nghề nghiệp 2022
Ngành kỹ thuật điện tử viễn thông là gì?
“Kỹ thuật điện tử viễn thông là gì?” là từ khóa đang được tìm kiếm rất nhiều trên mạng xã hội. Đặc biệt đối với các bạn học sinh đang chập chững giữa các sự lựa chọn về nghề nghiệp, việc làm.
Đây là ngành ứng dụng các công nghệ, kỹ thuật hiện đại 4.0 vào các hoạt động của con người.
Tạo nên những thiết bị điện tử và thiết bị truyền thông như: điện thoại, tivi, các mạch điều khiển, máy tính, hệ thống nhúng,…
Nhằm xây dựng và phát triển mạng lưới thông tin liên lạc toàn cầu. Giúp truyền tải các thông tin được nhanh chóng, tiện lợi hơn, xây dựng hệ thống giám sát và điều khiển các thiết bị và xây dựng hệ thống tự động giúp việc giao lưu trao đổi giữa con người với máy thân thiện nhất.
Ngành kỹ thuật điện tử viễn thông là một trong những ngành khá rộng lớn, bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau như: nghiên cứu, sáng tạo, lĩnh vực điện tử, lĩnh vực âm thanh hình ảnh, mạng viễn thông….
Ngành kỹ thuật điện tử viễn thông cần học những gì?
Ngành kỹ thuật điện tử viễn thông là ngành học đòi hỏi tính sáng tạo rất lớn, vì thế người học phải có linh hoạt, sáng tạo ra cái mới.
Những kỹ sư làm việc trong ngành này luôn dựa trên những yêu cầu và tín ứng dụng của xã hội nói chung và công nghệ kỹ thuật nói riêng. Mang đến những sản phẩm mới, cách thức giao tiếp liên lạc mới cho xã hội.
Sinh viên theo học lĩnh vực này sẽ được đào tạo các kiến thức liên quan đến cáp quang, vệ tinh, hệ thống truyền dẫn thông tin, hệ thống truyền tin không dây….cùng các kiến thức liên quan đến mạng viễn thông.
Đặc biệt đối với hàng không, lĩnh vực định vị dẫn đường dây được xem là lĩnh vực sống còn của ngành hàng không trong các chuyến bay. Nhằm dẫn đường bay, hạ cánh, bay đúng đến địa điểm, tầm bay, hướng bay,…an toàn nhất.
Những tố chất cần có của người học kỹ thuật điện tử viễn thông
Đây là ngành học khá khó, đòi hỏi ở người học rất nhiều tố chất khác nhau.
Bạn có thể tham khảo một vài tố chất quan trọng cần có ở người học kỹ thuật điện tử viễn thông ngay dưới đây để có cho mình sự lựa chọn phù hợp nhất.
1. Tư duy logic – thông minh năng động
Như đã giới thiệu ở trên, ngành kỹ thuật điện tử viễn thông là một ngành khó và khá là rộng mở. Vì vậy người học ngành này cần phải có tư duy logic, thông minh năng động, có khả năng giải quyết vấn đề nhanh chóng.
Tố chất này rất quan trọng vì nó có thể cho phép bạn xử lý thông tin khách quan, mạch lạc và có thể quản lý vận hành máy móc tốt nhất.
2. Tính kiên trì và nhẫn nại
Ngành kỹ thuật điện tử viễn thông nói chung và ngành công nghệ kỹ thuật điện – điện tử viễn thông nói riêng hoặc các ngành trong giáo dục đều đòi hỏi tính kiên trì nhẫn nại.
Đối với mỗi sinh viên hoặc kỹ sư tính kiên trì và nhẫn nại là rất quan trọng. Vì sao đặc tính này lại quan trọng?
Bởi hằng ngày trong quá trình làm việc, mọi người thường xuyên làm việc với máy móc và nghiên cứu, tìm tòi ra cái mới. Công việc cứ lặp đi lặp lại theo một chu kỳ khiến cho nhiều học viên có cảm giác chán nản, dễ bỏ cuộc.
Vì thế bạn cần phải thận kiên nhẫn, tỉ mỉ để tìm ra nhiều giải pháp hữu hiệu nhất.
3. Giỏi ngoại ngữ
Trong lĩnh vực điện tử viễn thông thường truyền tải, phát thông tin tín hiệu thường viết bằng tiếng anh. Vì vậy người học cần phải có khả năng về ngoại ngữ để có thể điều kiện làm việc tốt nhất.
4. Kỹ năng làm việc nhóm
Với hệ thống dây chuyền làm việc hiện đại, phức tạp, mỗi người sẽ có vai trò nhiệm vụ khác nhau. Vì vậy người học cũng cần phải trau dồi kỹ năng làm việc nhóm thật tốt để dễ dàng hoàn thành nhiệm vụ theo đúng tiến độ yêu cầu.
5. Kỹ năng giao tiếp
Trong bất cứ một công việc nào đó thì kỹ năng này sẽ giúp con người dễ dàng giao tiếp, trao đổi công việc với nhau được thuận lợi hơn.
6. Ham học hỏi, có đam mê
Đây là ngành rất năng động và có sự thay đổi, phát triển liên tục. Có thể kiến thức bạn vừa được học hôm nay nhưng đến ngày mai nó lại trở nên lỗi thời. Vì vậy bạn cần phải luôn trau dồi, ham học hỏi các kiến thức mới, nâng cao trình độ, kỹ năng chuyên môn của mình.
Đam mê cũng chính là tố chất đặc biệt quan trọng đối với tất cả các ngành học nói chung. Bởi chỉ khi bạn có đam mê thì bạn sẽ không ngại vượt khó để hoàn thành công việc một cách tốt nhất. Có đam mê, dám nghĩ dám làm chắc chắn sẽ đưa bạn đi đến thành công.
Học ngành kỹ thuật điện tử viễn thông ra làm gì?
Đây là câu hỏi được rất nhiều các bạn sinh viên theo học quan tâm. Đây là ngành học khá rộng, tiềm năng về cơ hội việc làm rất lớn và trong tương lai ngành này rất phát triển và có nhu cầu tuyển dụng cao. Hơn nữa, mức thu nhập khá ổn định.
Bạn có thể tham khảo một vài gợi ý về các công việc của ngành này dưới đây:
- Làm chuyên viên thiết kế, quy hoạch mạng, tối ưu mạng….tại các công ty viễn thông.
- Chuyên viên tư vấn, điều hành,thiết kế, vận hành tại các đài truyền hình, đài phát thanh, công ty tư vấn thiết kế mạng viễn thông, công ty sản xuất vi mạch, công ty sản xuất thiết bị điện tử viễn thông, hệ thống IoT
- Chuyên viên thiết kế truyền dẫn, vận hành và bảo trì tại các công ty điện tử viễn thông.
- Tùy thuộc vào từng vị trí bộ phận mà mức lương dao động từ 7 triệu trở lên đối với các sinh viên mới tốt nghiệp. Còn đối với những người có kinh nghiệm lâu năm có thể dao động từ 10 – 30 triệu/ tháng hoặc bạn có thể tự thoả thuận với doanh nghiệp về mức lương của mình.
Có thể thấy, ngành kỹ thuật điện tử viễn thông là ngành có tiềm năng trong tương lai, vì vậy mà có rất nhiều trường đại học, cao đẳng đào tạo.
Tùy thuộc vào từng năm, từng trường mà ngành kỹ thuật điện tử – viễn thông điểm chuẩn sẽ khác nhau. Bạn có thể tham khảo các mức điểm của các trường để có thể lựa chọn được trường phù hợp nhất. Một số trường như:
STT | Tên trường | Tổ hợp môn | Điểm chuẩn |
1 | Đại học Bách Khoa Hà Nội | A00, A01 | 26.8 |
2 | Đại học Bách Khoa TP.HCM | ||
3 | Đại học Quốc Tế | ||
4 | Đại học Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông | ||
5 | Đại học Điện Lực Hà Nội | ||
6 | Đại học Văn Hiến |
Mong rằng qua bài viết này bạn đã có thêm cho mình những thông tin bổ ích nhất và lựa chọn cho mình ngành nghề, trường học tốt nhất nhé.
Xem thêm tại đây: What is telecommunications engineering?