Sự phát triển vượt bậc của ngành F&B kéo theo nhu cầu tuyển dụng nhân sự trong lĩnh vực pha chế tăng cao, mở ra nhiều cơ hội việc làm cho các bạn trẻ yêu thích nghề Bartender. Vậy làm nghề Bartender lương bao nhiêu và làm thế nào để đạt được thu nhập như mong muốn? Hãy cùng AmCollege tìm hiểu thông qua bài viết sau đây nhé.
Cần chuẩn bị những gì để “dấn thân” vào nghề Bartender?
Nghề Bartender là gì?
Là sự kết hợp giữa “bar” và “tender” (sự ân cần), các Bartender là người đảm nhận công việc pha chế những ly thức uống có cồn như cocktail, mocktail,… và phục vụ khách hàng một cách ân cần, chu đáo. Bên cạnh khả năng pha chế, việc có kiến thức vững vàng về Flair Bartending và Showmanship là cần thiết bởi đây là kỹ năng đặc trưng của Bartender thực thụ.
Nghề Bartender là một công việc có tính chất thoải mái, năng động và không có cảm giác gò bó. Để trở thành một “dân chuyên” trong nghề Bartender, đầu tiên, bạn cần tìm một đơn vị có đào tạo công việc này để trang bị các kiến thức cơ bản và chuyên sâu về rượu, các dụng cụ pha chế, phương pháp lựa chọn và sơ chế nguyên liệu, các kỹ thuật trang trí, kỹ thuật pha chế, quản lý quầy bar, setup quầy bar,… Điều này sẽ giúp ích cho công việc lẫn lộ trình thăng tiến của bạn trong quá trình làm việc trong nghề Bartender.
Sau khi lĩnh hội được toàn bộ những kiến thức cần thiết về nghề Bartender, bạn bắt đầu tìm kiếm một môi trường phù hợp để làm việc và bắt đầu với vị trí cơ bản nhất là Phụ Bar (Bar back). Ở đây, bạn cần vận dụng đầu óc quan sát và tích lũy kinh nghiệm cho bản thân bởi đây chính là bàn đạp để bạn tiến nhanh hơn đến vị trí Bartender chuyên nghiệp và đảm nhận các vị trí cao hơn ở cấp quản lý, giám đốc trong ngành F&B.
>>>>> Xem thêm: Bartender là nghề gì? Học ở đâu?
Nghề Bartender lương bao nhiêu?
Trên thế giới, nơi những người làm nghề Bartender được trả lương tốt nhất là Mỹ. Ở đây, các Bartender đều được đào tạo một cách bài bản thông qua trường cao đẳng, đại học. Hơn nữa, tiềm boa của khách hàng chiếm phần lớn thu nhập của các chuyên viên pha chế bên cạnh nguồn nhu nhập đến từ quán bar, nhà hàng, khách sạn. Ở Việt Nam, với tay nghề vững vàng và kiến thức chuyên môn sâu rộng, bạn sẽ được trả một mức lương tương ứng với lộ trình phát triển như sau:
Phụ Bar (Bar back): Với kinh nghiệm làm việc dưới 1 năm, các nhân viên phụ bar thường đảm nhận các công việc như chuẩn bị nguyên liệu, đảm bảo vệ sinh cho quầy bar, chuẩn bị công cụ pha chế và các công việc khác dưới sự hướng dẫn của Bartender chính mà chưa được chính thức tham gia vào công việc pha chế. Mức lương của vị trí này dao động từ 3 – 5 triệu/tháng.
Nhân viên pha chế (Bartender): Thực hiện pha chế theo yêu cầu của khách, kiểm tra nguyên vật liệu và thành phần theo công thức, phối hợp với phụ Bar để dọn dẹp và sắp xếp khu vực làm việc ngăn nắp, đảm bảo vệ sinh chính là công việc của các Bartender. Đồng thời, các nhân viên pha chế còn chịu trách nhiệm giám sát, kiểm kê hàng hóa và đề xuất mua hàng cho quán bar, nhà hàng, khách sạn. Với 1 – 2 năm kinh nghiệm trong nghề Bartender, thu nhập của các nhân viên pha chế dao động từ 5 – 7 triệu/tháng, chưa tính tiền boa của khách trong quá trình làm việc và phục vụ họ bằng cách trò chuyện hay trình diễn các kỹ thuật pha chế đỉnh cao.
Bar trưởng (Head Bartender/Shift Leader): Bên cạnh đảm nhận công việc pha chế thức uống, quản lý khu vực bar của mình, các Bar trưởng còn chịu trách nhiệm quản lý nguyên vật liệu, dụng cụ pha chế, trao đổi và nắm bắt nhu cầu của khách hàng để đưa ra phương án, điều chỉnh thức uống hoặc cách phục vụ sao cho phù hợp. Với 3 – 4 năm kinh nghiệm trong nghề Bartender, mức lương của Bar trưởng dao động từ 7 – 9 triệu/tháng.
Giám sát bộ phận pha chế (Beverage Supervisor): Bên cạnh việc chịu trách nhiệm phân bổ và bố trí việc làm cho nhân viên, theo dõi công ca thường nhật, hạn chế các trường hợp làm việc thiếu trách nhiệm và các rủi ro có thể xảy ra trong quán bar hoặc nhà hàng, khách sạn, người giám sát phải thường xuyên phối hợp với các bộ phận khác để nâng cao chất lượng dịch vụ, mang đến cho khách hàng những trải nghiệm tuyệt vời nhất. Lương của vị trí Giám sát bộ phận pha chế dao động từ 9 – 10 triệu/ tháng.
Quản lý bộ phận pha chế (Beverage Manager): Tuyển dụng, đào tạo nhân lực, quản lý doanh thu, chi phí và lợi nhuận cho quán bar, nhà hàng, khách sạn cũng như điều phối các hoạt động trong khu vực quản lý và xây dựng menu theo nhu cầu của khách hàng, xu hướng mới trong ngành F&B là công việc của một người Quản lý bộ phận thức uống. Làm việc tại vị trí này, bạn cần có 8 – 10 năm kinh nghiệm và mức thu nhập tối đa mà bạn có thể nhận được là 17 triệu/tháng.
Quản lý bộ phận ẩm thực (F&B Manager): Đảm nhiệm vị trí này, bạn phải phối hợp với các quản lý thuộc bộ phận để xây dựng thực đơn, đổi mới thực đơn và chịu trách nhiệm tuyển dụng, quản lý nhân sự và hạn chế các rủi ro có thể xảy đến trong quán bar, nhà hàng hoặc khách sạn. Với hơn 10 năm kinh nghiệm, bạn có thể đảm nhận mức lương từ 17 – 25 triệu/tháng.
Giám đốc bộ phận ẩm thực (Director of F&B): Điều phối và vận hành mọi hoạt động, chiến lược kinh doanh của quán bar, nhà hàng, khách sạn, các Giám đốc bộ phận ẩm thực thường nhận mức lương từ 30 triệu trở lên/tháng. Ngoài ra, nếu đây không phải là hướng đi mong muốn của bạn, bạn có thể chuyển hướng trở thành đại sứ của các thương hiệu thức uống có cồn nổi tiếng.
Những mức lương mà AmCollege kể trên đều là thu nhập cơ bản và bạn sẽ được nhận thêm phụ cấp, tiền boa của khách cũng như các chi phí khác trong quá trình làm nghề Bartender. Với sự nỗ lực không ngừng, chắc chắn con đường sự nghiệp của bạn cực kỳ rộng mở và đạt được mức lương như mong muốn.
>>>>> Xem thêm: Cocktail và những điều có thể bạn chưa biết?
Những tố chất cần có để tồn tại lâu dài trong nghề?
Niềm đam mê với nghề Bartender: Đây là yếu tố có thể giúp bạn vượt qua mọi khó khăn và cám dỗ khi làm nghề Bartender. Đồng thời, nó cũng giúp bạn kiên trì luyện tập pha chế hơn để làm ra những ly đồ uống ngon miệng, bắt mắt và biểu diễn một cách thuần thục.
Sự sáng tạo: Ly đồ uống của bạn sẽ vô vị và nhàm chán nếu không có sự sáng tạo. Đây là một trong những tố chất giúp bạn biến tấu thành nhiều loại thức uống độc đáo từ nguyên liệu hay công thức sẵn có.
Sự linh hoạt, khéo léo: Tố chất này sẽ giúp bạn nhanh chóng thích nghi và làm chủ cơ thể khi biểu diễn; nhạy bén và linh hoạt trong quá trình thực hiện động tác. Theo đó, bạn phải thường xuyên luyện tập các kỹ thuật biểu diễn cơ bản và nâng cao để có thể nâng cao khả năng khéo léo, linh hoạt của mình.
Khả năng giao tiếp: Có khả năng giao tiếp tốt là một điểm cộng để bạn dẫn dắt khách hàng vào câu chuyện của bạn cũng như trò chuyện và nắm bắt tâm lý của họ.
Để thành công trong nghề Bartender, bạn cần hội tụ đủ kiến thức, kỹ năng và tố chất cần thiết. Đồng thời, sự quyết tâm và niềm đam mê sẽ là hành trang giúp bạn kiên trì, nỗ lực để giúp bạn đạt được những dấu ấn tích cực khi làm trong nghề này. Để tìm hiểu sâu hơn về nghề Bartender, rèn luyện những kỹ năng pha chế và khả năng trình diễn từ cơ bản đến nâng cao, bạn hãy tham gia ngay khóa học Bartender tại AmCollege bằng cách đăng ký ngay tại đây m.me/AmCollegeVN hoặc liên hệ hotline 0963 888 712 để được tư vấn miễn phí.