Bên cạnh việc phát triển nền công nghiệp hiện đại, việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc luôn được Nhà nước chú trọng quan tâm. Đây là một trong những mục tiêu chiến lược của quốc gia, nhờ vai trò quan trọng này mà cơ hội việc làm của ngành Quản lý văn hóa luôn rộng mở cho các sinh viên sau khi tốt nghiệp. Để tìm hiểu cụ thể về ngành nghề này, các bạn hãy cùng AmCollege nghiên cứu nội dung bài viết sau.
Ngành Quản lý văn hóa là gì?
Ngành Quản lý văn hóa là một chuyên ngành đào tạo cho sinh viên các kiến thức cơ bản về văn hoá dân tộc. Thông qua chương trình giảng dạy, người học có thể biết được những phương pháp quản lý, điều hành và tổ chức các hoạt động văn hoá – văn nghệ. Việc nắm vững các thông tin về ngành học này giúp bạn tiếp cận gần hơn với bản sắc dân tộc, đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước, đưa nét đẹp văn hoá hội nhập với thế giới.
Những sinh viên học ngành này sẽ được tiếp thu toàn bộ kiến thức ở chương trình giáo dục chuyên nghiệp. Người học được đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực khoa học quản lý và nhiều kiến thức liên quan đến văn hoá, nghệ thuật, xã hội, thể thao và du lịch. Ngoài ra, các bạn sẽ có cơ hội tìm hiểu đường lối, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước về ngành nghề này.
Xem thêm: 5 Traditional Cultures of Vietnam
Quản lý văn hóa đào tạo những chuyên ngành gì?
Khi đăng ký vào các trường Đại học đào tạo ngành Quản lý văn hóa, bạn sẽ được lựa chọn những chương trình đào tạo khác nhau tùy theo sở thích và năng lực. Dưới đây là một số chuyên ngành phổ biến để người chọc có thể lựa chọn:
Chuyên ngành Quản lý nghệ thuật – Chính sách, văn hoá
Quản lý nghệ thuật – chính sách, văn hoá là một trong những chuyên ngành được nhiều sinh viên quan tâm và theo đuổi. Khi tham gia vào ngành này, bạn sẽ được tiếp nhận các kiến thức chuyên sâu về chính sách, mô hình quản lý văn hoá – nghệ thuật. Các môn học trong chương trình đào tạo này bao gồm:
- Marketing văn hóa nghệ thuật
- Quản lý các dự án về văn hóa – nghệ thuật
- Quan hệ công chúng
- Các ngành công nghiệp văn hóa
- Giáo dục nghệ thuật…
Chuyên ngành quản lý các hoạt động trong âm nhạc
Đây là ngành đào tạo chuyên sâu về kiến thức âm nhạc, hoạt động nghệ thuật thực tế… Khi đăng ký vào chương trình học này, các bạn sẽ được tham gia thực hành nhiều hoạt động bổ ích với nhiều bộ môn liên quan đến Âm nhạc và Mỹ thuật.
Chuyên ngành đào tạo mỹ thuật – quảng cáo
Chuyên ngành này sẽ là điểm đến lý tưởng cho những sinh viên yêu thích hội hoạ. quảng cáo. Sinh viên khi đăng ký chương trình đào tạo trong ngành này sẽ được tiếp nhận kiến thức từ căn bản đến nâng cao về mỹ thuật, thiết kế quảng cáo.
Đồng thời người học sẽ được bồi dưỡng năng lực thẩm mỹ qua những hoạt động thực tế, chiến lược phát triển quảng cáo và nhiều bộ môn khác. Bên cạnh đó, các bạn có thể tham gia thêm một số chuyên ngành khác phù hợp với bản thân và nhu cầu xã hội như ngành quản lý di sản văn hóa, văn hóa du lịch, quản lý văn hóa nhà nước và gia đình…
Ngành Quản lý văn hóa ra trường làm gì?
Nhiều sinh viên hiện nay vẫn còn suy nghĩ chỉ ngành khoa học tự nhiên mới có cơ hội tốt về việc làm. Đây là quan niệm rất sai lầm, bởi với sự phát triển toàn diện trong tất cả lĩnh vực, nhiệm vụ xây dựng và phát triển hoạt động văn hoá là mục tiêu chung của dân tộc. Bởi vậy cơ hội việc làm của khối xã hội nói chung và chuyên ngành quản lý nói riêng vô cùng rộng mở. Sau khi tốt nghiệp ngành đào tạo này, các bạn có thể tìm kiếm việc làm tại nhiều vị trí khác nhau như:
Công tác tại cơ quan Nhà nước
Những cử nhân hoàn thành khóa đào tạo có cơ hội công tác tại nhiều tổ chức, cơ quan văn hoá và nghệ thuật. Thậm chí bạn có thể tham gia các đơn vị văn hoá – văn nghệ tư nhân với vốn đầu tư nước ngoài.
Ngoài ra, sinh viên sau khi ra trường sẽ được đăng ký làm việc tại các Sở ngành, phòng ban về Văn hóa – Thể thao – Du lịch, ban quản lý di tích, bảo tàng. Bạn cũng có quyền nộp hồ sơ vào trung tâm văn hóa, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực văn hóa và nghệ thuật.
Làm việc tại các công ty về lĩnh vực văn hoá
Những sinh viên tốt nghiệp ngành quản lý giáo dục sẽ có nhiều cơ hội làm việc tại các công ty quảng cáo, truyền thông, sự kiện, giải trí, du lịch… Ngoài ra, các cử nhân có thể tự thành lập cơ sở hoạt động riêng về tổ chức sự kiện hoặc phát triển dự án về văn hoá – nghệ thuật. Với nhiều cơ hội phát triển như vậy, nhiều sinh viên đã lựa chọn liên thông ngành Quản lý văn hóa để dễ dàng tìm kiếm công việc phù hợp hơn.
Yếu tố quyết định đến sự thành công trong ngành Quản lý văn hóa
Để đạt được thành công trong ngành đào tạo này, bạn cần phải chuẩn bị những yếu tố quan trọng như sau:
Phẩm chất nghề nghiệp
Quá trình theo đuổi sự nghiệp văn hoá không phải là điều dễ dàng. Trải qua nhiều biến cố thăng trầm của lịch sử, nền văn hoá Việt Nam đã có sự thay đổi rất lớn. Người học sẽ rất khó khăn trong việc tìm hiểu sự phát triển trong ngành học này. Bởi vậy, muốn hoàn thành xuất sắc chương trình đào tạo, bạn cần nắm vững các giá trị lịch sử, văn hóa, đồng thời có tinh thần trách nhiệm cao thì mới thành công.
Sinh viên đăng ký chuyên ngành này cần có ý thức học tập và rèn luyện tốt. Bạn cần biết cách áp dụng các chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước một cách phù hợp. Người học cũng cần giữ gìn, trân trọng những di sản về văn hoá của dân tộc, nhân loại.
Kiến thức chuyên môn
Khi theo đuổi bất cứ ngành nghề nào, bạn cũng cần có kiến thức chuyên môn vững vàng mới có thể thành công. ngành Quản lý văn hóa cũng như vậy khi yêu cầu sinh viên nắm vững thông tin cơ bản để có thể ứng dụng vào tình huống thực tiễn.
Ngoài ra, sinh viên theo đuổi ngành học này cũng cần có năng lực tổ chức, quản lý và điều hành thật tốt, qua đó bạn sẽ biết được cách tổ chức hoạt động, sự kiện văn hoá, xã hội và nghệ thuật tốt hơn.
Kỹ năng quan trọng
Kỹ năng là phương tiện quan trọng giúp người học có thể áp dụng hiệu quả nhất những kiến thức trên sách vở ra ngoài thực tế. Dưới đây là một số kỹ năng cơ bản trong chương trình đào tạo quản lý văn hoá mà các bạn cần biết:
- Lập bảng kế hoạch và đưa ra chiến lược phát triển cụ thể.
- Khả năng quản lý, giám sát và lãnh đạo các hoạt động, kế hoạch hiệu quả.
- Kỹ năng tổ chức các sự kiện, hoạt động liên quan đến lĩnh vực văn hoá và nghệ thuật.
Nên học ngành Quản lý văn hóa ở đâu?
Đáp ứng nhu cầu của xã hội, hiện nay rất nhiều trường đại học mở chương trình đào tạo về quản lý văn hoá cho sinh viên tham gia. Dưới đây là các trường đào tạo ngành Quản lý văn hóa phổ biến nhất mà bạn có thể tham khảo:
- Trường Nghệ thuật Trung Ương
- Trường Đại học Nội vụ Hà Nội
- Trường Đại học Văn hóa Hà Nội
- Trường Đại học Tân Trào
- Trường Đại học Hạ Long
- Trường Đại học Vinh
- Trường Đại học Văn hóa TPHCM
Kết luận
Trên đây là chia sẻ của AmCollege về ngành Quản lý văn hóa. Với những cơ hội việc làm hấp dẫn, ngành đào tạo này đang thu hút nhiều sự quan tâm từ các sinh viên đang phân vân trong việc lựa chọn ngành học. Việc lựa chọn chương trình học này sẽ cực kỳ hữu ích cho quá trình giữ gìn bản sắc dân tộc và hội nhập ra thế giới. Các bạn còn chờ đợi gì nữa, hãy liên hệ đến AmCollege và nhanh tay đăng ký suất học để trở thành các cử nhân ngành văn hóa trong tương lai.