Ngành Diễn viên múa là một trong những ngành biểu diễn nghệ thuật nổi tiếng của Việt Nam. Khi muốn theo học bộ môn này chúng ta phải có tài năng cùng sự chăm chỉ khổ luyện trong thời gian dài. Do đó trước khi chọn nghề múa để ổn định cuộc sống và phát triển bản thân trong tương lai, bạn hãy tìm hiểu các thông tin cơ bản về ngành này để chúng ta có quyết định đúng đắn nhất cho mình nhé. Hãy cùng với AmCollege tìm hiểu về nghề diễn viên múa qua bài viết sau.
Múa được biết đến là một bộ môn nghệ thuật biểu diễn mang tính đặc thù khi chủ yếu sử dụng ngôn ngữ hình thể để tạo nên giá trị thẩm mỹ cùng tính biểu tượng cao. Trong đó ngành Diễn viên múa là ngành đào tạo các kỹ năng, cách sử dụng cử chỉ, dáng điệu, chuyển động cơ thể. Tất cả hành động này sẽ kết hợp với đạo cụ nhằm tái hiện lại một vở kịch, nhạc kịch hay thực hiện buổi đồng diễn nghệ thuật.
Sinh viên học ngành Diễn viên múa được trau dồi kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về múa hiện đại, dân gian, đương đại. Các bạn phải trải qua quá trình đào tạo lâu dài để trở thành diễn viên múa chuyên nghiệp, biết xử lý tình huống trên sân khấu. Từ diễn viên múa chúng ta có thể chuyển hướng sang làm biên đạo múa hoặc huấn luyện múa, nhảy ở các trung tâm đào tạo về lĩnh vực này.
Xem thêm: 7 nữ nghệ sĩ múa tài hoa và xinh đẹp của Việt Nam
Kinh nghiệm thi vào ngành Diễn viên múa
Trước khi thi vào ngành Diễn viên múa các bạn hãy tìm hiểu kỹ thông tin liên quan như khối thi, mức điểm chuẩn vào trường, cách thức thi tuyển…
Khối thi vào Diễn viên múa
Diễn viên múa là ngành nghệ thuật đặc thù nên khi muốn đăng ký thi bạn cần tìm hiểu về các môn năng khiếu. Bên cạnh đó chúng ta còn phải đảm bảo tiêu chuẩn về hình thức, điều kiện thể chất của cơ thể. Sau đó hãy xem xét lịch thi năng khiếu cụ thể của những trường mà bạn quan tâm để sắp xếp thời gian tham dự nhé.
Điểm chuẩn ngành Diễn viên múa
Theo quy định, điểm chuẩn ngành Diễn viên múa sẽ căn cứ vào điểm thi THPT kết hợp với phần thi năng khiếu âm nhạc và phần thi chuyên môn về múa. Nếu muốn thi vào ngành bạn bắt buộc phải vượt qua vòng sơ tuyển về năng khiếu, chuyên môn cũng như hình thức. Các vòng thi diễn ra theo cơ cấu như sau:
Vòng sơ tuyển
- Thi năng khiếu âm nhạc.
- Tiến hành từ 3 – 5 động tác múa cổ điển châu Âu hoặc tổ hợp múa dân gian Việt Nam theo yêu cầu của ban tổ chức.
- Năng khiếu chuyên môn, hình thức: Thí sinh thể hiện năng khiếu múa, độ mềm dẻo, linh hoạt của cơ thể. Sau đó người chấm thi sẽ kiểm tra và đánh giá về hình thể, thể lực, tố chất của thí sinh xem liệu có phù hợp với quá trình đào tạo diễn viên múa hay không.
Vòng chung tuyển
- Thí sinh trình bày bài mùa theo yêu cầu của đề thi. Bài múa sử dụng tối đa 2 diễn viên múa và thí sinh phải trực tiếp tham gia biểu diễn.
- Biên tập, múa bài huấn luyện theo chủ đề bài thi.
- Nhà trường xét điểm thi THPT Quốc gia của bộ môn Ngữ Văn.
Trường đào tạo ngành Diễn viên múa
Nếu muốn trở thành diễn viên múa ba lê, diễn viên múa lân… hay bất kỳ loại hình biểu diễn múa nào khác chúng ta cần trải qua quá trình đào tạo chuyên nghiệp và lâu dài. Một số trường chuyên đào tạo ngành này có thể kể đến như: Đại học Văn hóa – Nghệ thuật Quân đội, Cao đẳng Múa Việt Nam. Ngoài ra hiện nay cũng có rất nhiều trung tâm, cơ sở đào tạo về nghệ thuật giúp các bạn trẻ dễ dàng đăng ký theo học.
Người học Diễn viên múa cần có những tố chất gì?
Khi muốn học tập tốt và phát triển chuyên nghiệp, chúng ta cần sở hữu tài năng, kỹ năng và năng khiếu nghệ thuật. Bên cạnh đó người học cần đảm bảo các tố chất quan trọng bao gồm:
- Chăm chỉ học hỏi và rèn luyện, cố gắng học hỏi, tư duy sáng tạo.
- Khả năng thẩm thấu nghệ thuật cao, biết cách nhập hồn vào từng vai diễn.
- Kỹ năng múa đa dạng thể loại, thể lực tốt, hình thể dẻo dai.
- Người học có khả năng cảm thụ âm nhạc cũng như hình ảnh để có thể phối hợp nhịp nhàng khi biểu diễn trên sân khấu.
- Trí tưởng tượng phong phú trong từng hoàn cảnh.
- Tự tin, giao tiếp lưu loát ở nơi đông người và trước khán giả.
- Luôn cẩn trọng trong hoạt động diễn xuất, tỉ mỉ trong khâu chuẩn bị.
- Sức khỏe tốt, sẵn sàng di chuyển đến nhiều nơi, chịu được áp lực công việc.
Cơ hội việc làm của ngành Diễn viên múa như thế nào?
Ngành Diễn viên múa có cơ hội việc làm khá cao. Tuy nhiên chúng ta phải trải qua quá trình rèn luyện lâu dài và chịu áp lực công việc, thời gian. Sinh viên sau khi tốt nghiệp chuyên ngành này sẽ có cơ hội làm việc tại nhiều vị trí cá nhân hoặc đoàn thể liên quan đến nghệ thuật múa như:
- Làm việc trong các nhà hát lớn, nhà văn hóa trung ương và địa phương.
- Làm việc tại phòng văn hóa ở các Sở ban ngành, tỉnh, huyện.
- Trở thành diễn viên múa làm việc tự do hoặc thành lập nhóm múa tự do.
- Gia nhập vào các đoàn múa, đơn vị truyền thông, đơn vị tổ chức sự kiện chuyên về biểu diễn nghệ thuật.
- Tham gia vào các đơn vị nghệ thuật của trung ương để đi lưu diễn ở nhiều chương trình khác nhau ở trong và ngoài nước.
- Tham gia vào vị trí tổ chức sự kiện, giám sát công tác tổ chức, hoàn thiện vị trí biểu diễn. Hoặc đảm nhận vai trò hỗ trợ biểu diễn trên sân khấu.
- Biên đạo múa, huấn luyện và đào tạo các học viên ở trung tâm dạy múa.
- Trở thành giảng viên múa chuyên nghiệp cho trường đại học.
Mức lương dành cho người làm trong ngành Diễn viên múa
Hầu hết mọi người theo đuổi ngành Diễn viên múa đều xuất phát từ niềm đam mê, tận dụng năng khiếu vốn có của bản thân. Tuy nhiên bên cạnh đam mê, họ cũng phải nhận được những quyền lợi và mức thu nhập tương xứng với công sức bỏ ra.
Thông thường mức lương dành cho diễn viên múa sẽ tính tùy theo tính chất công việc, vị trí công việc cũng như địa điểm hoạt động. Mức lương có thể dao động trong khoảng 3 – 15 triệu/tháng. Đối với diễn viên múa làm việc ở nhà hát kịch hoặc nhận thêm chương trình biểu diễn ngoài giờ thì thu nhập sẽ cao hơn.
Đối với những diễn viên múa quạt, diễn viên múa rối nước, diễn viên múa lân sư rồng… mức thu nhập chính thường không cao. Bởi các bộ môn múa này hiện nay không còn phát triển. Nó chỉ xuất hiện ở một số ngày lễ, tết hoặc lễ hội đặc biệt trong năm. Bởi vậy trước khi theo học chúng ta cần cân nhắc kỹ lưỡng.
Kết luận
Trên đây là những thông tin chia sẻ về ngành Diễn viên múa. Mong rằng sau khi tham khảo các bạn có thể hiểu rõ hơn cách thức thi tuyển, cơ hội việc làm cũng như mức lương của ngành học này. Tuy nhiên điều quan trọng vẫn là tìm cho mình trường đào tạo hoặc trung tâm dạy múa uy tín. Nếu có nhu cầu tư vấn về các khóa học múa cơ bản đến chuyên nghiệp hãy liên hệ với AmCollege, chúng tôi sẽ giúp bạn định hướng tương lai theo hướng tiềm năng nhất.