Nhiều bạn trẻ đã đặt ra câu hỏi rằng Cơ kỹ thuật là ngành gì? Nếu học xong ngành này ra trường sẽ làm công việc gì? Để cùng tìm hiểu về tiềm năng của ngành học này cũng như xem xét một số thông tin liên quan mời bạn cùng theo dõi bài viết bên dưới đây cùng AmCollege nhé!
Thông tin chung về ngành cơ kỹ thuật
Cơ kỹ thuật là gì? Đây là một trong những ngành học có sức hút đối với giới trẻ, đặc biệt là các bạn nam. Cơ kỹ thuật được xem là một ngành nghề có triển vọng nghề nghiệp khá ổn định, tuy nhiên trước khi quyết định đăng ký ngành học này bạn cần xem xét đến vài thông tin sau:
Cơ kỹ thuật được hiểu là gì?
Thực chất sinh viên theo học ngành này sẽ đảm nhiệm một vài công việc như tính toán kết cấu đối với những công trình xây dựng cầu đường, đường ống. Hoặc họ sẽ mô phỏng các kết cấu của các dự án trên hệ thống 3D đối với các dự án như hệ thống nhiệt, cơ sinh học hoặc trong kỹ thuật cơ lưu chất.
Các kỹ sư cơ kỹ thuật sẽ phải đảm bảo hệ thống duy trì được độ tối ưu về chất lượng và quá trình xây dựng cần được tiến hành nhanh chóng, chính xác và không xảy ra sự cố.
Đây cũng là một ngành cơ sở đối với lĩnh vực kỹ thuật. Chúng được xem là một bước đệm giúp các công trình xây dựng thuận lợi và giảm các rủi ro không đáng có xuống mức thấp nhất.
Nhìn chung ngành học này tương đối hay và hữu ích, thêm nữa triển vọng phát triển của những người theo học ngành cơ kỹ thuật tương đối cao nên chúng ngày càng được ưa chuộng.
Xem thêm: Cẩm nang tiềm việc
Theo học cơ kỹ thuật sẽ trải qua quy trình đào tạo như thế nào?
Những ai theo ngành cơ kỹ thuật sẽ được đào tạo và tiếp cận với nhiều kiến thức liên quan đến các môn cơ sở ngành và một số kiến thức chuyên sâu liên quan đến nghiên cứu và tính toán. Đó có thể là những kiến thức về công cụ toán học, cơ học hoặc lập trình.
Ngoài ra trong giảng đường Đại học sinh viên sẽ được trực tiếp thực hành sử dụng các công cụ tính toán trong việc mô phỏng những bài toán liên quan đến kỹ thuật trong thực tế. Chẳng hạn như cách để nhận biết được máy móc đang xuống cấp, hoặc làm thế nào để dự đoán được vị trí đang gặp vấn đề của công trình. Từ quá trình thực hành này, bạn sẽ nhận biết được các dấu hiệu cảnh báo về một công trình hoặc thiết bị đang ở ngưỡng nguy hiểm từ đó đưa ra được những giải pháp thiết thực hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất.
Học ngành cơ kỹ thuật sinh viên được đào tạo các kỹ năng gì?
Theo học ngành cơ kỹ thuật sinh viên sẽ được rèn luyện, trau dồi và đảm bảo việc tiếp thu lý thuyết sẽ đi đôi với thực hành. Nhờ vậy mà sau khi tốt nghiệp các sinh viên sẽ có thêm nhiều kỹ năng như:
- Kỹ năng thống kê số liệu và phân tích các hiện tượng dựa trên con số, từ đó đưa ra những giải pháp giúp khắc phục sự cố một cách tốt nhất. Ngoài ra nhờ được đào tạo sâu về các kiến thức toán học biến phân, vi phân, phương pháp xác suất thống kê, phần tử hữu hạn, tính nâng cao,….mà việc đo lường tính toán trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
- Có được kỹ năng sử dụng các phần mềm phục vụ quy trình mô phỏng dự án. Hầu hết các cơ sở đào tạo ngành này thường cho sinh viên tiếp cận với các phần mềm tin học giúp thực hành một số thí nghiệm ảo như: kỹ thuật, sinh học, cơ khí hoặc xây dựng hệ thống mô phỏng như phân tích ANSYS, DYNAFORM, FLUENT, SAP…Nhờ đó mà nâng cao khả năng phân tích các số liệu thu được từ quá trình mô phỏng.
- Biết được cách thiết kế những thí nghiệm như cân bằng máy, dao động hoặc công trình….
- Đánh giá chất lượng cũng như dự báo tình trạng của công trình và máy móc.
- Tự thiết kế được một hệ thống, một quy trình mô phỏng dự án đáp ứng được những yêu cầu đã được đặt ra.
Những tố chất cần có đối với sinh viên theo học cơ kỹ thuật
Để theo được ngành cơ kỹ thuật bạn không chỉ có một năng lực học tập tốt mà cần có những yếu tố sau đây:
- Sự nhanh nhạy, có khả năng tiếp thu nhanh và có những sáng tạo mới mẻ trong học tập. Vì đây là một ngành học thiên về nghiên cứu tính toán dựa trên con số, hiện tượng vật lý và hóa học, vì thế nếu không phải là một người có sự nhạy bén hoặc tư duy nhanh khó có thể đưa ra các kết luận và phán đoán.
- Đam mê nghiên cứu và tìm tòi. Không chỉ được thực nghiệm với các mô hình ảo mà bạn còn được đưa ra những giải pháp giúp khắc phục sự cố. Vì thế nếu không có sự đam mê và khả năng tìm tòi thì bạn rất dễ chán nản với những công việc sau này.
- Luôn tỉ mỉ, kiên nhẫn và có thể chịu được áp lực công việc. Do đặc thù của ngành học này là liên quan đến tính toán và các con số. Vì thế nếu không có sự kiên nhẫn hoặc tính tỉ mỉ rất dễ đưa ra con số sai dẫn đến kết quả thực nghiệm bị ảnh hưởng. Hơn thế nữa, đây lại là một ngành quan trọng làm cơ sở cho kết cấu hạ tầng nên nếu xảy ra sai sót rất dễ ảnh hưởng đến tổng quan của một công trình.
- Có khả năng phân tích, quản lý và kỹ năng giao tiếp cũng như tương tác tốt đối với mọi người. Sinh viên theo học ngành cơ kỹ thuật cần phối hợp với các bộ phận khác để đưa ra các phương án tối ưu.
Thi vào cơ kỹ thuật cần học khối nào? Trường nào có khoa đào tạo cơ kỹ thuật?
Hiện tại ở Việt Nam có rất nhiều cơ sở đã mở khoa đào tạo cơ kỹ thuật. Trong đó có các trường tiêu biểu như: Đại học Bách khoa Hà Nội; Học viện Kỹ thuật quân sự; Đại học Quốc gia Hà Nội; Đại học Xây dựng và một số trường khác như:
- Đại học Công nghiệp Hà Nội
- Đại học Giao thông vận tải Hà Nội
- Đại học Bách khoa Hồ Chí Minh
- Đại học Công nghiệp Vinh
- Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh
- Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên
- Trường Đại học Kỹ thuật – Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh
- Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
- Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Bình Dương
- Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
- Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định
- Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An
Và để thi đỗ vào các trường này bạn cần theo học những tổ hợp sau:
- Tổ hợp tự nhiên A00 gồm 3 môn Toán, Vật lý, Hóa học
- A01 gồm 3 môn Toán, Vật lý, Anh Văn
- Tổ hợp mới D07 gồm Toán, Hóa học, Tiếng Anh
Học cơ kỹ thuật ra trường làm ngành nghề nào? Triển vọng nghề nghiệp ra sao?
Hiện nay do xã hội ngày càng phát triển, ngành công nghiệp hiện đại và các công trình kiến trúc luôn không ngừng nỗ lực nhằm săn lùng nguồn nhân lực chất lượng cao. Vì thế khi theo học ngành cơ kỹ thuật ra trường bạn sẽ được nhận vào một số vị trí như:
- Kỹ sư chuyên đo lường cơ học
- Chịu trách nhiệm thiết kế hoặc lập trình điều khiển máy
- Làm việc trong các cơ quan quản lý khối dự án về môi trường hoặc làm tại sở công nghiệp hay viện nghiên cứu
- Đảm nhiệm vị trí mô phỏng ứng xử kết cấu của máy móc hoặc công trình
- Trực tiếp làm việc trong bộ phận cơ khí, khai thác dầu khí, kỹ thuật xây dựng, kỹ thuật quân sự hoặc kỹ thuật giao thông.
- Có thể làm việc tại các công ty nước ngoài chuyên chế tạo máy móc hoặc động cơ như Mercedes-Benz, Business Solutions Vietnam,…
Nhìn chung sau khi tốt nghiệp ngành cơ kỹ thuật bạn hoàn toàn có thể linh hoạt trong tìm kiếm công việc, hơn nữa mức lương của sinh viên sau khi tốt nghiệp tương đối hấp dẫn. Ngoài ra nếu bạn có mong muốn tư vấn thêm về một số ngành học khác vui lòng liên hệ với AmCollege nhé, chúng tôi sẽ luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn trên hành trình theo đuổi ước mơ.