Giải đáp: Học Công nghệ thực phẩm ra làm gì?

Những năm gần đây ngành công nghiệp chế biến thực phẩm đang ngày càng phát triển mạnh mẽ. Các sản phẩm trong lĩnh vực này thường phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước hoặc xuất khẩu nước ngoài. Tuy nhiên nhiều bạn học sinh vẫn băn khoăn không biết học Công nghệ thực phẩm ra làm gì? Mức lương có cao không? Vì vậy, hy vọng rằng qua bài viết sau AmCollege sẽ giúp bạn tìm hiểu cụ thể về tiềm năng cũng như những yêu cầu cơ bản của ngành học này nhé.

Giới thiệu về ngành Công nghệ thực phẩm

Ngành Công nghệ thực phẩm đóng vai trò hết sức quan trọng trong đời sống – (Ảnh: Internet)

Thực phẩm chính là nguồn cung cấp dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể con người. Tuy nhiên tình trạng thực phẩm bẩn, không đảm bảo an toàn vệ sinh trong các cơ sở chế biến sản xuất ngày càng tăng cao, gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng về lâu dài. Chính vì thế, việc đào tạo được nguồn nhân lực có chuyên môn vững vàng, chuyên sâu về an toàn thực phẩm luôn được ưu tiên nhằm đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng.

Vậy Công nghệ thực phẩm là gì? Theo chuyên gia, Công nghệ thực phẩm là ngành học nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực thực phẩm. Ngành này chủ yếu nghiên cứu về các hoạt chế biến, bảo quản và kiểm tra chất lượng trong từng công đoạn sản xuất sản phẩm từ thủy hải sản, nông sản,… 

Đồng thời Công nghệ thực phẩm còn tiến hành nghiên cứu để lai tạo nên những giống mới, thực phẩm mới hoặc tối ưu hóa dây chuyền sản xuất thủy sản, nông sản bằng việc sử dụng công nghệ hiện đại, từ đó có thể tạo ra các loại thực phẩm đủ dinh dưỡng, hợp vệ sinh và bảo đảm an toàn cho sức khỏe.

Xem thêm: How Technology impacts the Food Industry

Vai trò thiết yếu của ngành Công nghệ thực phẩm

Trong cuộc sống hiện đại ngành Công nghệ thực phẩm đang ngày càng phát triển mạnh mẽ. Ngành này đóng vai trò hết sức quan trọng trong đời sống và hỗ trợ tích cực cho các lĩnh vực khác cùng hoạt động.

  • Nâng cao chất lượng cuộc sống và đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng.
  • Tăng chất lượng cho các sản phẩm nông sản, thủy hải sản…
  • Cung cấp đa dạng loại thực phẩm chế biến với đầy đủ chất dinh dưỡng.
  • Đẩy mạnh xuất khẩu để góp phần vào việc phát triển kinh tế đất nước.
  • Tạo công việc ổn định, thu nhập cao cho các bạn trẻ.

Tạo sao ngành Công nghệ thực phẩm lại được yêu thích?

Ngành Công nghệ thực phẩm rèn luyện cho sinh viên tính năng động, linh hoạt – (Ảnh: Internet)

Hiện nay rất nhiều bạn trẻ thắc mắc học Công nghệ thực phẩm ra làm gì? Tại sao ngành này lại được ưa chuộng? Thực tế đây là ngành học kỹ thuật yêu cầu sự chăm chỉ và tinh thần học hỏi cao. Tuy nhiên nó vẫn được yêu thích bởi:

Rèn luyện tính năng động, linh hoạt

Trong ngành Công nghệ thực phẩm số tiết học thực hành sẽ chiếm tỷ lệ nhiều hơn so với học lý thuyết, bởi ngành học này chú trọng đến việc nghiên cứu, thử nghiệm, sáng chế. Từ đó người học mới có thể đúc kết và đánh giá được kết quả cuối cùng cho sản phẩm tạo ra, thông qua những hoạt động này người học sẽ rèn luyện được tính năng động, linh hoạt, sáng tạo vốn là những tiêu chí thiết yếu cho ngành học này.

Cơ hội việc làm ở mức cao

Trong cuộc sống hiện đại nhu cầu đời sống của người dân ngày càng càng tăng cao. Mọi người có điều kiện để quan tâm nhiều hơn đến việc bảo vệ sức khỏe, do đó yêu cầu về thực phẩm ăn uống hàng ngày cũng trở nên khắt khe hơn. Thực phẩm không chỉ đảm bảo tiêu chí ngon mà còn phải đẹp, đủ dinh dưỡng, và đặc biệt là an toàn vệ sinh. Điều này đã kích cầu việc đào tạo nguồn nhân lực ngành Công nghiệp chế biến thực phẩm để đáp ứng nhu cầu từ thị trường.

Mức thu nhập hấp dẫn

Những sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm sẽ được nhận vào với mức lương khoảng 7 – 10 triệu đồng/tháng. Khi tích lũy được nhiều kinh nghiệm, nâng cao kỹ năng chuyên môn bạn sẽ có cơ hội thăng tiến nhanh. Đối với các chuyên viên, kỹ sư, quản lý, giám sát bộ phận mức lương có thể lên tới 46 – 70 triệu đồng/tháng. Đây được xem là mức thu nhập rất hấp dẫn cho sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ thực phẩm.

Công nghệ thực phẩm gồm những chuyên ngành nào?

Khi đăng ký học Công nghệ thực phẩm bạn sẽ đào tạo đa dạng chuyên ngành khác nhau. Kiến thức giáo trình và thực hiện nghiên cứu sẽ chuyên sâu về các mảng như:

Dinh dưỡng trong thực phẩm

Hầu hết các sản phẩm của ngành Công nghệ thực phẩm đều phục vụ nhu cầu ăn uống của con người. Do đó những kiến thức quan trọng liên quan đến dinh dưỡng người học phải nắm bắt rõ để ứng dụng vào thực tiễn.

Vi sinh học thực phẩm và hóa sinh học

Vi sinh học thực phẩm, hóa sinh học là chuyên ngành được nhiều bạn trẻ yêu thích – (Ảnh: Internet)

Trong chuyên ngành này các bạn sẽ được tìm hiểu kiến thức và nghiên cứu ra phương pháp, các chất phụ gia, bảo quản để chống hư hỏng cho sản phẩm. Tuy nhiên cần lưu ý về liều lượng khi sử dụng các chất này trong thực phẩm để vẫn có thể đảm bảo an toàn cho sức khỏe người dùng.

Công nghệ chế biến

Đây là chuyên ngành phổ biến được nhiều bạn trẻ đam mê và quyết định theo học. Bởi lẽ ngành học này không học quá nhiều lý thuyết, mà chủ yếu thực hành thí nghiệm hoặc điều hành máy móc. Mảng công nghệ chế biến đòi hỏi người học phải tập trung cao độ, chăm chỉ để nắm vững mọi kiến thức và thuần thục khi thao tác trong thực tiễn. 

Quản lý chất lượng

Chuyên ngành này sẽ hướng dẫn người học về cách kiểm định và theo dõi chất lượng của sản phẩm chế biến. Tuy nhiên người học cần có kiến thức cơ bản vững vàng về hoá sinh học, đồng thời chúng ta kết hợp với kỹ năng quản lý để năng suất làm việc luôn được đảm bảo duy trì ở mức cao.

An toàn thực phẩm và phân tích thực phẩm

Chuyên ngành an toàn thực phẩm và phân tích thực phẩm gồm các kiến thức, thành phần liên quan đến thức ăn. Khi nắm vững người học sẽ đánh giá chuẩn xác nhất về chất lượng sản phẩm và độ an toàn khi đến tay người dùng. 

Học Công nghệ thực phẩm ra làm gì?

Thực tế vẫn còn nhiều bạn trẻ thắc mắc học Công nghệ thực phẩm ra làm gì? Theo các giảng viên giàu kinh nghiệm, sau khi tốt nghiệp ngành Công nghệ thực phẩm sinh viên có khả năng đảm nhận nhiều công việc liên quan đến sản xuất và chế biến thực phẩm bao gồm: 

Việc làm ngành dược

Những vị trí chúng ta có thể ứng tuyển trong ngành dược như: trình dược viên, chuyên viên nghiên cứu thuốc, nhân viên phòng thí nghiệm, chuyên viên nghiên cứu và phát triển sản xuất… Bên cạnh đó là những công việc liên quan đến thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, các sản phẩm thuốc có chức năng phục hồi sức khoẻ. 

Việc làm ngành chế biến thức ăn

Học Công nghệ thực phẩm ra làm gì? Bạn có thể làm ngành chế biến thức ăn – (Ảnh: Internet)

Cử nhân ra trường có thể vào làm ở các vị trí như: công nhân chế biến, nhân viên sản xuất, nhân viên kiểm soát chất lượng. Vị trí chuyên viên dinh dưỡng, chuyên viên đánh giá thực phẩm, nhân viên bếp… Đây là những vị trí có nhu cầu tuyển dụng cao giúp các bạn dễ dàng lựa chọn công việc phù hợp với mình. 

Việc làm ngành chế biến thực phẩm đồ uống

Nhân viên nghiên cứu thức uống, pha chế đồ uống,… là những công việc hấp dẫn cho người theo học ngành chế biến thực phẩm đồ uống. Ở những công ty, doanh nghiệp lớn về chuyên ngành thực phẩm luôn cần nhân lực về ngành này. Nếu ứng tuyển thành công bạn có thể nhận mức lương cao, thu nhập ổn định. 

Việc làm quản lý chất lượng

Nhóm việc làm này rất đa dạng như: nhân viên kiểm tra chất lượng, nhân viên KCS, nhân viên QA ngành thực phẩm. Ngoài ra còn có vị trí nhân viên QA hệ thống, nhân viên QA/QC…. Tùy vào khả năng, sở thích chúng ta có thể chọn công việc phù hợp.

Kết luận

Trên đây là những thông tin giúp các bạn giải đáp thắc mắc học Công nghệ thực phẩm ra làm gì? Bên cạnh việc quan tâm đến công việc sẽ làm chúng ta cũng cần lựa chọn cho mình trường học hoặc cơ sở đào tạo uy tín. Nếu không có đủ điều kiện đăng ký vào trường Đại học chuyên đào tạo về Công nghệ thực phẩm, các bạn có thể tham gia khoá đào tạo về lĩnh vực này tại AmCollege nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

0963 888 712