Làm sao để cải thiện kỹ năng giao tiếp của giáo viên Sư phạm Mầm non

Công việc của một giáo viên Sư phạm Mầm non không chỉ ở chăm sóc mà còn giáo dục trẻ; giúp trẻ phát triển đồng đều cả về thể chất lẫn tinh thần. Thông qua giao tiếp, giáo viên đem lại nhiều lợi ích cho sự phát triển tâm lý và tính cách trẻ thơ. Làm thế nào để cải thiện kỹ năng giao tiếp của giáo viên Sư phạm Mầm non là câu hỏi nhiều người cần được giải đáp.

Kỹ năng giao tiếp của giáo viên Sư phạm Mầm non

Có thể thấy rằng, giáo viên Mầm non cần có sự tinh ý, nhạy bén trong việc giao tiếp sư phạm. Giáo viên Sư phạm Mầm non có thể nhận thấy sự thay đổi trạng thái tâm lý trẻ thông qua nét mặt, lời nói, ánh mắt. Đồng thời, cần có kỹ năng phán đoán được thái độ của trẻ; tự chủ động giao tiếp, kiềm chế và kích thích sự chú ý, hứng thú của trẻ khi giao tiếp. 

Không những vậy, trong giao tiếp, giáo viên Sư phạm Mầm non không chỉ tiếp xúc với trẻ nhỏ qua nội dung kiến thức, bài giảng; mà còn là tấm gương về nhân cách cho các bé noi theo. Giáo viên Sư phạm Mầm non phải có sự thống nhất giữa lời nói với hành vi ứng xử bởi nhân cách của giáo viên có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ thơ.

Kỹ năng giao tiếp của giáo viên Mầm non là quan trọng nhất trong các kỹ năng sư phạm

Làm sao để cải thiện kỹ năng giao tiếp của giáo viên Sư phạm Mầm non

Ngôn ngữ cơ thể (Body language)

Thường xuyên tiếp xúc, chăm sóc cho học sinh hằng ngày, ngôn ngữ cơ thể giữ vai trò quan trọng trong việc giao tiếp của giáo viên Sư phạm Mầm non. Đặc biệt thông qua biểu cảm qua nét mặt, giáo viên Sư phạm Mầm non đem lại sự thân thiện, cảm giác an toàn bằng nét mặt cởi mở, vui tươi. Ngược lại, giáo viên biểu thị sự nghiêm khắc, căng thẳng làm không khí nặng nề; khiến trẻ cảm thấy xa cách, sợ và không dám gần gũi.

Với giáo viên Sư phạm Mầm non, sự tiếp xúc thân thể một cách đúng mực với trẻ cũng là điều quan trọng. Thường xuyên dỗ dành, vỗ về giúp thỏa mãn nhu cầu được quan tâm, được yêu thương của trẻ; đồng thời tạo mối quan hệ gần gũi giữa giáo viên với trẻ. Ngược lại, nên tránh hoàn toàn những cách tiếp xúc thân thể làm tổn thương trẻ như đánh, nhéo… . Điều này làm ảnh hưởng tiêu cực đến trẻ và vi phạm nguyên tắc sư phạm. Do đó giáo viên cần sử dụng ngôn ngữ cơ thể một cách có ý thức, phù hợp với yêu cầu về nhân cách và đem lại hiệu quả cao trong giáo dục.

Cải thiện kỹ năng giao tiếp qua cách nói chuyện

Trẻ Mầm non là đối tượng dễ bị tổn thương có hậu quả lâu dài bởi ý thức và suy nghĩ còn non trẻ. Do đó, giáo viên Sư phạm Mầm non cần có cách nói chuyện phù hợp với hoàn cảnh và đối tượng.

Lời nói dịu dàng, niềm nở khi giao tiếp với trẻ là điều tối thiểu khi trở thành giáo viên Mầm non hoặc bất cứ cấp học nào. Bên cạnh đó, cách thức nói chuyện cũng vô cùng quan trọng. Khi giao tiếp, giáo viên Sư phạm Mầm non ngồi hoặc cúi người để mắt ngang tầm mắt trẻ. Điều này giúp trẻ có tự tin, cởi mở hơn khi giao tiếp với giáo viên; đồng thời thể hiện sự quan tâm của giáo viên với trẻ.

Ngược lại, sự phớt lờ lời nói, hành động của trẻ dễ khiến trẻ bị tổn thương, không được tôn trọng. Quát mắng hoặc nặng lời làm trẻ lầm lỳ, ít nói. Thậm chí, ảnh hưởng lâu dài đến trẻ như: chứng tự kỷ, dễ cáu gắt với bạn bè, người khác.

Mầm non là những bước đi đầu đời của trẻ nhỏ. Vì vậy, mỗi giáo viên phải là một người có kỹ năng sư phạm chuẩn mực; là bước đệm cho phát triển nhân cách và trí tuệ của trẻ.

Thông qua giáo viên Sư phạm Mầm non, trẻ phát triển nhân cách ngay từ những ngày đầu đời

Trung cấp Đông Dương đào tạo giáo viên Mầm non đạt chuẩn Sư phạm

Trường Trung cấp Đông Dương là địa chỉ học sư phạm Mầm non chất lượng tại TPHCM. Với kinh nghiệm giảng dạy hơn 10 năm qua cùng đội ngũ giảng viên dày dạn kinh nghiệm và kiến thức; IC đào tạo rất nhiều thế hệ giáo viên Sư phạm Mầm non ra trường với những chuẩn mực nghề nghiệp. Sinh viên sư phạm Mầm non tự tin đứng lớp, giảng dạy với 04 chuẩn:

– Về tác phong sư phạm đúng mực;

– Đạt chuẩn giao tiếp với cả học sinh và phụ huynh;

– Chuẩn kiến thức sư phạm;

– Chuẩn kỹ năng mềm.

Đọc thêm: Học liên thông Sư phạm 4 chuẩn tại IC

Tại IC sinh viên được trau dồi những kỹ năng sư phạm cần có của một giáo viên Mầm non

Sinh viên IC được trau dồi và thực thành nhuần nhuyễn kỹ năng sư phạm Mầm non thuần thục. Bên cạnh đó, thời gian học ngắn và linh động là lợi thế của Trung cấp Đông Dương. Nhờ đó, sinh viên có nhiều hơn thời gian để thực tập; áp dụng những kiến thức được học tại trường vào môi trường thực tế.

Việc liên kết với trường Đại học Sư phạm  TP. HCM – ngôi trường lâu đời trong việc đào tạo giáo viên tương lai; sinh viên yên tâm hơn về chất lượng và kỹ năng khi ra trường. 

Trường Trung cấp Đông Dương tuyển sinh ngành Sư phạm Mầm non bằng phương thức xét tuyển học bạ THPT hoặc BTTH. Sinh viên được học Liên thông nhận bằng Cử nhân Đại học do trường ĐH Sư phạm TP. HCM cấp với thời gian chỉ 4,5 năm (thay vì 5 năm như trước). 

Liên hệ nộp hồ sơ ngay hôm nay để trở thành những giáo viên Mầm non ưu tú trong tương lai.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

0963 888 712