Ngành Kinh doanh Thương mại là gì? Ra trường làm gì?

Nằm trong top các ngành kinh tế hot nhất hiện nay, ngành Kinh doanh Thương mại thu hút số lượng lớn sinh viên ghi danh học tập mỗi năm. Nhưng trong số đó có những bạn đăng ký ngành học nhưng chưa thực sự hiểu rõ Kinh doanh Thương mại là gì? Đó là lý do mà hôm nay AmCollege xin gửi đến bạn các thông tin chi tiết về ngành học tiềm năng này.

Ngành Kinh doanh Thương mại là gì?

Ngành Kinh doanh Thương mại đào tạo chuyên sâu về kiến thức liên quan đến hoạt động doanh nghiệp – (Ảnh: Internet)

Ngành Kinh doanh Thương mại là một ngành nghề đào tạo chuyên sâu các kiến thức và kỹ năng liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hoặc một tổ chức nào đó. Ngành học này thiên về kỹ năng phân tích, tính toán các số liệu và dữ liệu thực tế có sẵn để đưa ra hướng đi đúng đắn nhất cho doanh nghiệp. 

Vì vậy ngành học này đòi hỏi ở sinh viên một số tố chất cần thiết tư duy nhạy bén và khả năng nắm bắt thông tin tốt. Song song với đó là khả năng phân tích logic, khoa học để đưa ra quyết định sáng suốt nhất cho đơn vị mà mình đang công tác.

Đổi lại thì ngành Kinh doanh Thương mại sẽ đem đến cho bạn những kiến thức bổ ích về lĩnh vực kinh tế. Bạn có thể công tác tại bất kỳ doanh nghiệp nào hoặc tự mở công ty cho riêng mình.

Xem thêm: Commercial

Học Kinh doanh Thương mại ra làm gì?

Đánh giá về cơ hội việc làm của ngành học này, nhiều bạn trẻ tỏ ra rất lạc quan. Bởi không ít người đã tìm được công việc phù hợp với năng lực của mình trong rất nhiều lựa chọn sau đây: 

Chuyên viên phụ trách xuất nhập khẩu

Nhân viên xuất nhập khẩu phụ trách hồ sơ thủ tục liên quan đến hải quan – (Ảnh: Internet)

Chuyên viên phụ trách xuất nhập khẩu là người sẽ chuẩn bị và hoàn tất mọi hồ sơ thủ tục liên quan đến hải quan cho các lô hàng hóa. Theo đó, doanh nghiệp sẽ dễ dàng xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài hoặc nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài về Việt Nam. 

Công việc này yêu cầu ở bạn sự tỉ mỉ và tập trung cao độ để tránh các sai sót về chứng từ. Ngoài ra, bạn còn phải có khả năng giao tiếp tốt để có thể làm việc với đội ngũ hải quan theo cách thuận lợi nhất.

Nhân viên quản lý kho bãi

Ở vị trí này, bạn sẽ là người tổ chức, quản lý và bảo quản tất cả các loại hàng hóa có trong kho của công ty. Đó có thể là vật tư xây dựng, vật tư công nghiệp hoặc các loại nguyên vật liệu phục vụ cho dây chuyền sản xuất khác. 

Ngoài ra, bạn còn phải theo dõi sát sao quá trình nhập kho và xuất kho để ghi chép số liệu sao cho khớp với lượng hàng hóa còn tồn trong kho hàng của mình. Đó là lý do vì sao công việc này đòi hỏi sự cẩn thận và tập trung cực cao. 

Chuyên viên bộ phận thu mua

Chuyên viên bộ phận thu mua sẽ đảm nhận các công việc quan trọng như giao dịch hàng hóa bao gồm các sản phẩm và dịch vụ tại đơn vị kinh doanh. Bạn sẽ đến tận nơi giao dịch để tiến hành các bước làm nghiệp vụ theo một quy trình chuyên nghiệp nhất.

Bên cạnh đó, nhân viên thu mua còn kiêm luôn cả công việc tìm kiếm và duy trì nguồn cung cấp nguyên vật liệu cho doanh nghiệp sản xuất. Bạn phải đảm bảo sao nguồn cung đó luôn luôn rẻ nhất nhưng phải có chất lượng cao nhất.

Tương tự như các ngành nghề trên, vị trí này yêu cầu ứng cử viên có khả năng nắm bắt thông tin tốt để tìm được nguồn hàng lý tưởng. Song song đó, bạn còn phải có kỹ năng đàm phán và thuyết phục tốt để thực hiện thành công giao dịch có lợi nhất cho mình. 

Nhân viên bộ phận bán hàng

Nhân viên bán hàng thường làm việc tại cửa hàng hoặc showroom – (Ảnh: Internet)

Nhân viên bộ phận bán hàng được xem là bộ mặt của doanh nghiệp kinh doanh bởi họ sẽ là người tiếp xúc, tương tác trực tiếp với khách hàng tiềm năng. Suốt quá trình đó, nhân viên bán hàng sẽ giới thiệu các sản phẩm dịch vụ tại công ty và tư vấn cho người dùng những lựa chọn tốt nhất. 

Thông thường nhân viên bán hàng sẽ làm việc theo ca trực chứ không được bố trí theo giờ hành chính. Nơi làm việc của bạn cũng không nằm ở các văn phòng công ty mà là tại các cửa hàng hoặc showroom bán hàng của doanh nghiệp.

Lẽ dĩ nhiên là một nhân viên bán hàng giỏi cần phải có kỹ năng giao tiếp, tư vấn và thuyết trình tốt. Bạn còn phải chịu khó đầu tư tìm hiểu về sản phẩm và dịch vụ của công ty để có sự am hiểu sâu sắc, từ đó gầy dựng được lòng tin cho người dùng. Đặc biệt nhất là bạn cũng cần phải có gu thẩm mỹ tốt và khả năng nắm bắt tâm lý khách hàng nhanh nhạy.

Trưởng ngành hàng hoặc Cửa hàng trưởng

Không chỉ làm việc ở vị trí nhân viên bán hàng, nếu bạn thực sự có năng lực và đủ kinh nghiệm, bạn còn có cơ hội được cất nhắc lên vị trí trưởng ngành hàng hoặc cửa hàng trường. Đây là vị trí có mức lương thưởng khá cao nên được rất nhiều người mơ ước nắm giữ.

Nhưng đổi lại thì trách nhiệm của một cửa hàng trưởng lại không hề nhỏ. Bạn phải trực tiếp quản lý cửa hàng và phải giám sát chặt chẽ quá trình bán hàng của nhân viên. Bạn cũng chính là người sắp xếp ca trực cho đội ngũ nhân công, đảm bảo doanh số mỗi tháng và thậm chí là quản lý hàng hóa xuất nhập kho sao cho không thất thoát.

Chuyên viên Marketing

Chuyên viên Marketing phụ trách hoạt động quảng bá truyền thông – (Ảnh: Internet)

Chuyên viên Marketing phụ trách các hoạt động quảng bá truyền thông dành cho sản phẩm và dịch vụ được công ty cung ứng. Bạn sẽ là người phân tích chiến lược Marketing của đối thủ và đưa ra chiến thuật khôn ngoan để có lợi thế hơn “kẻ địch” của mình. Chỉ có như thể thì sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp mới nổi bật hơn người và trở thành sự lựa chọn hàng đầu của người dùng.

Muốn trở thành một chuyên viên Marketing lão luyện, bạn cần phải có kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực quảng cáo truyền thông. Bạn phải có khả năng giao tiếp tốt và giao thiệp rộng để làm việc thường xuyên với các cơ quan báo đài. Ngoài ra, khả năng phân tích, đánh giá và lên kế hoạch cũng là những thứ vô cùng cần thiết.

Kinh doanh Thương mại học trường nào?

Hiện tại, có khá nhiều cơ sở giáo dục tại Việt Nam đào tạo ngành Kinh doanh Thương mại. Nếu bạn muốn được học tập tại những ngôi trường chất lượng nhất, dưới đây là các gợi ý vô cùng lý tưởng:

Ngành Kinh doanh Thương mại tại NEU

NEU là cụm từ viết tắt của trường Đại Học Kinh tế Quốc Dân. Đây là nơi đào tạo ra rất nhiều các vị lãnh đạo cấp cao có trình độ và tầm nhìn cho chính phủ Việt Nam. Vì vậy, danh tiếng của NEU thuộc hàng tầm cỡ và khó có nơi nào sánh bằng.

Khi ghi danh học tập tại đây, bạn sẽ được học tập cùng với đội ngũ giảng viên có trình độ và chuyên môn cao. Họ đều là những người lão luyện có thâm niên và kinh nghiệm trong ngành Kinh doanh Thương mại.

Ngành Kinh doanh Thương mại tại UEF

UFE chuyên đào tạo ngành kinh tế thương mại chất lượng cao

UEF là tên viết tắt của trường Đại Học Kinh Tế – Tài Chính TP.HCM. Ngôi trường được thành lập vào năm 2007 đã có lịch sử phát triển hơn 15 năm nay. Tại đây, bạn sẽ được học tập trong môi trường chuyên nghiệp, phòng ốc khang trang và giáo trình Kinh doanh Thương mại được đổi mới, cập nhật liên tục.

Ngành Kinh doanh Thương mại trường Đại học Văn Lang

Có lịch sử phát triển lâu đời hơn cả UEF, Đại Học Văn Lang được thành lập từ năm 1995. Ngôi trường này có chất lượng giáo dục được đánh giá hàng đầu với nhiều ngành học chủ lực khác nhau. Trong đó bao gồm cả ngành Kinh doanh Thương mại cực hot hiện nay.

Ngoài việc ghi danh học tập tại các ngôi trường danh tiếng, bạn cũng có thể liên hệ với AmCollege để tham gia thêm các lớp học chuyên sâu về Marketing, Kinh doanh Thương mại,… Chúng tôi sẽ đem đến cho bạn các kiến thức và kỹ năng cần thiết để thành công với nghề Kinh doanh Thương mại.

Như vậy bạn đã biết được định nghĩa ngành Kinh doanh Thương mại là gì? Ra trường làm gì và học tập ở đâu? Ngay bây giờ, bạn hãy ghi danh tại AmCollege để có được cơ hội làm việc tốt nhất trong tương lai nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

0963 888 712