Kỹ thuật xây dựng

Ngành kỹ thuật xây dựng là gì? Cơ hội việc làm ra sao?

Kỹ thuật xây dựng được đánh giá là một trong những ngành có triển vọng nhất trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nhiều bạn trẻ vẫn thắc mắc ngành kỹ thuật xây dựng là gì? Cơ hội việc làm cho sinh viên sau khi ra trường sẽ như thế nào? Các trường Đại học nào đào tại ngành kỹ thuật xây dựng? Hãy cùng AmCollege theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Kỹ thuật xây dựng là gì?

Kỹ thuật xây dựng
Kỹ thuật xây dựng là gì? – (Ảnh: Internet)

Kỹ thuật xây dựng (Construction Engineering) là một lĩnh vực kỹ thuật liên quan đến các công trình xây dựng như cầu đường, nhà ở, cao ốc, công trình thủy điện, sân bay, cảng biển,… Các nhân viên, kỹ sư kỹ thuật xây dựng đòi hỏi phải có kiến thức và kỹ năng về kỹ thuật, nguyên tắc quản lý, thiết kế xây dựng trong các dự án. 

Xem thêm: Kỹ sư xây dựng là gì? Kỹ sư xây dựng nhận lương bao nhiêu?

Chương trình học gồm những gì?

Khi theo học chuyên ngành công nghệ kỹ thuật kiến trúc, các bạn sẽ được tham gia học tập 4 năm với những kiến thức chuyên sâu về xây dựng dân dụng và công nghiệp. Trong năm đầu tiên, các bạn sẽ vẫn phải học những môn đại cương như Tin học, Tiếng Anh cơ bản, Hình học, Họa hình, Địa chất và các môn chuyên ngành cơ sở khác. Các năm tiếp theo, các bạn sẽ được đào tạo và học tập chuyên sâu về các môn chuyên ngành như kỹ thuật thi công, cơ học đất, dự toán, kết cấu bê tông cốt thép… Không chỉ học lý thuyết, các bạn còn được tham gia vào các tổ đội nhóm để hoàn thành các đồ án, dự án liên quan đến các môn chuyên ngành. 

Sau thời gian học các môn lý thuyết, sinh viên sẽ có cơ hội đi thực tập, được trải nghiệm thực tế, tiếp xúc với các công trình và dự án xây dựng tại các công ty, doanh nghiệp. Điều này giúp cho sinh viên dễ dàng hình dung và nhận thức rõ ràng hơn về công việc của một người theo ngành kỹ thuật xây dựng.

Các khối thi vào ngành

Kỹ thuật xây dựng
Thiết kế thi công các dự án xây dựng – (Ảnh: Internet)

Hiện tại ở các trường Đại học, mã ngành của Kỹ thuật xây dựng là 7580201 và mã ngành Công nghệ kỹ thuật xây dựng là 7510103. Khi tìm hiểu các mã ngành này theo chương trình tuyển sinh của các năm trước, các trường Đại học sẽ xét tuyển các khối thi sau đây:

  • A00 (Toán, Vật lý, Hóa học)
  • A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh)
  • A02 (Toán, Vật lý, Sinh học)
  • A04 (Toán, Vật lý, Địa lý)
  • A06 (Toán, Hóa, Địa)
  • A09 (Toán, Địa, GDCD)
  • A10 (Toán, Vật lý, Giáo dục công dân)
  • B00 (Toán, Hóa học, Sinh học)
  • C01 (Ngữ văn, Toán, Vật lý)
  • C02 (Ngữ văn, Toán, Hóa học)
  • C04 (Văn, Toán, Địa)
  • C14 (Ngữ văn, Toán, Giáo dục công dân)
  • C15 (Ngữ văn, Toán, Khoa học xã hội)
  • D01 (Toán, Văn, Tiếng Anh)
  • D07 (Toán, Hóa học, Tiếng Anh)
  • D09 (Toán, Lịch sử, Tiếng Anh)
  • D84 (Toán, Giáo dục công dân, Tiếng Anh)
  • D90 (Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh)

Các trường đào tạo 

Ngành Kỹ thuật xây dựng hay Công nghệ kỹ thuật xây dựng thường được đào tạo ở các trường Đại học sau đây:

Cơ sở đào tạo khu vực miền Bắc

  • Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội
  • Đại học Giao thông Vận tải ( Cơ sở phía Bắc )
  • Đại học Xây dựng 
  • Đại học Mỏ – Địa chất Hà Nội
  • Đại học Thủy lợi
  • Đại học Phương Đông
  • Đại học Đại Nam
  • Đại học Hải Phòng

Các trường miền Trung

  • Đại học Nha Trang
  • Đại học Hà Tĩnh
  • Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum
  • Đại học Quang Trung
  • Đại học Quy Nhơn
  • Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng
  • Đại học Dân lập Duy Tân

Các cơ sở tại miền Nam

  • Đại học Giao thông Vận tải TP.HCM
  • Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia TP.HCM
  • Đại học Công nghệ TPHCM
  • Đại học Quốc tế Hồng Bàng
  • Đại học Công nghệ Sài Gòn
  • Đại học Hùng Vương – TPHCM
  • Đại học Nguyễn Tất Thành
  • Đại học Kiến trúc TP.HCM
  • Đại học Công nghiệp TP.HCM
  • Đại học Tôn Đức Thắng
  • Đại học Thủ Dầu Một
  • Đại học Văn Lang
  • Đại học Cần Thơ

Đó là những trường đại học danh tiếng, uy tín để các bạn tham khảo và lựa chọn theo học ngành kỹ thuật xây dựng. Ngoài ra, các bạn có thể học tại một số trường Cao đẳng với chương trình đào tạo chất lượng.

Học Kỹ thuật xây dựng ra trường làm gì?

Sau 4 năm đào tạo ở bậc Đại học, sinh viên ngành này sẽ có cơ hội nghề nghiệp mở rộng trong nhiều lĩnh vực. Các bạn có thể làm việc tại các công ty, doanh nghiệp, các khu công nghiệp,… Nếu bạn tự tin với nền tảng tiếng Anh và các ngôn ngữ khác, bạn có thể ứng tuyển vào những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với mức lương hấp dẫn. Một số vị trí sinh viên công nghệ kỹ thuật kiến trúc có thể tham khảo như sau:

  • Làm việc tại các sở xây dựng, ban quản lý dự án, các phòng quản lý đô thị hạ tầng,… ở vị trí quản lý, giám sát hoặc đảm nhận các công việc chuyên môn
  • Đảm nhận những dự án thiết kế, thi công, giám sát, quản lý thuộc các lĩnh vực như giao thông, thủy lợi, công nghiệp, dân dụng
  • Trở thành chuyên viên tư vấn, tham gia lập dự toán và thiết kế kỹ thuật cho các dự án xây dựng của công ty và các đối tác, khách hàng. 
  • Có thể tham gia nghiên cứu khoa học về lĩnh vực kỹ thuật, học Thạc sỹ, Tiến sĩ, để tham gia giảng dạy tại các trường Cao đẳng, Đại học trong và ngoài nước.

Mức lương trong ngành 

kỹ thuật xây dựng
Múcw lương của ngành này tương đối ổn định – (Ảnh: Internet)

Mức lương của một người theo học ngành này cũng rất đa dạng. Nó còn tùy thuộc vào năng lực, trình độ chuyên môn và các kỹ năng mềm của sinh viên đó. Tuy nhiên, chúng ta sẽ có những mức lương trung bình có thể tham khảo ngay sau đây:

  • Với những bạn sinh viên mới tốt nghiệp, chưa có kinh nghiệm, thì mức lương trung bình có thể nhận từ 5 đến 7 triệu/tháng
  • Với những bạn có kinh nghiệm 1-2 năm, chịu được áp lực tại các công trình nhà xưởng thì có mức lương dao động từ 6 đến 8 triệu/tháng
  • Với vị trí giám sát, nhân viên có kinh nghiệm 3 – 5 năm trong nghề thì sẽ nhận mức lương từ 8 đến 12 triệu/tháng
  • Với những bạn đảm nhiệm vị trí quản lý, lên kế hoạch thi công, thì sẽ nhận mức lương từ 13-16 triệu/tháng
  • Đặc biệt, với những công ty, doanh nghiệp nước ngoài, khi các bạn làm việc tại đây với kỹ năng chuyên môn tốt, khả năng ngoại ngữ tốt thì mức lương nhận được từ 15-20 triệu/tháng.

Ngành Kỹ thuật xây dựng phù hợp với ai?

Mỗi con người sẽ có những sở trường, sở đoản và đam mê khác nhau. Vì vậy, nếu bạn hội tụ những tài năng, tố chất sau đây, thì có thể học tập và theo đuổi ngành này:

  • Có đam mê thiết kế, xây dựng
  • Có khả năng nảy sinh ý tưởng mới, là một người sáng tạo, luôn đổi mới
  • Biết phân tích, kỹ năng tính toán và tư duy tốt
  • Có kỹ năng làm việc nhóm và giải quyết vấn đề phát sinh hiệu quả.
  • Có kỹ năng quản lý, giám sát (nếu muốn theo công việc quản lý và giám sát)
  • Biết cách đàm phán, thuyết trình về một thứ gì đó logic, tự tin trong giao tiếp.
  • Chịu được áp lực cao về cả mặt tinh thần và thể chất (Vì phải làm việc dưới điều kiện thời tiết khắc nghiệt ngoài trời)

Trên đây là những chia sẻ của AmCollege về ngành kỹ thuật xây dựng. Với những thông tin hữu ích trên, hy vọng các bạn sẽ có góc nhìn tổng quát hơn về chuyên ngành này. Hãy tổng hợp thông tin để tự đánh giá bản thân có thực sự phù hợp khi theo ngành học này hay không nhé. Chúc các bạn sẽ đạt được ước mơ trở thành những nhà quản lý, giám sát, kỹ sư kỹ thuật xây dựng! Nếu bạn đang phân vân và muốn tham khảo các chương trình đào tạo để phát triển tương lai, hãy đừng ngần ngại liên hệ ngay đến AmCollege nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

0963 888 712