Trong giáo dục, Ngành Tài chính – Ngân hàng là một trong những chuyên ngành đào tạo thuộc lĩnh vực kinh tế và thương mại và đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực thương mại và tiền tệ. Với xu thế hội nhập kinh tế sâu rộng, cơ hội nghề nghiệp đa dạng, ngành học này luôn hấp dẫn các thí sinh. Để giúp mọi người hiểu rõ hơn về ngành Tài chính – Ngân hàng, hãy cùng AmCollege xem qua bài viết dưới đây nhé!
Ngành Tài chính – Ngân hàng là gì?
Tài chính – Ngân hàng là nghiệp vụ liên quan đến các dịch vụ giao dịch, lưu thông tiền tệ qua ngân hàng và các công cụ tài chính do ngân hàng phát hành trong phạm vi trong nước và quốc tế. Tài chính – Ngân hàng là một lĩnh vực rất rộng trong đó bao gồm các lĩnh vực nhỏ hơn và chuyên sâu hơn như Ngân hàng, Tài chính doanh nghiệp, Tài chính thuế, Tài chính bảo hiểm, Kinh tế tài chính, phân tích Tài chính…
Những tố chất cần có khi theo học ngành Tài chính – Ngân hàng
- Khả năng tính toán, tư duy logic và trí nhớ tốt: Với đặc thù công việc của ngành Tài chính – Ngân hàng thường xuyên phải tiếp xúc với dãy số và vô số phép tính phức tạp thì việc học tốt các môn tự nhiên, đặc biệt môn Toán là điều kiện quan trọng đối với sinh viên chuyên ngành. Bên cạnh đó, người học cần có một trí nhớ tốt cùng với khả năng phân tích, đánh giá vấn đề nhanh chóng. Nó là một lợi thế cho bạn khi theo học chuyên ngành này.
- Trung thực, cẩn thận và chính xác: Ngành Tài chính – Ngân hàng là lĩnh vực khá nhạy cảm liên quan đến tiền nên bạn phải thực sự cẩn thận, luôn tỉ mỉ và chính xác trong công việc.
- Chịu được áp lực cao, biết cách quản lý thời gian hiệu quả: Làm việc với những con số đòi hỏi người làm Tài chính – Ngân hàng phải thực sự tập trung, nên bạn rơi vào trạng thái căng thẳng là chuyện bình thường. Vì vậy, người học ngành Tài chính – Ngân hàng phải luôn duy trì tinh thần thoải mái, suy nghĩ tích cực. Bên cạnh đó, việc bạn sắp xếp và quản lý thời gian hợp lý để hoàn thành tốt công việc là điều vô cùng cần thiết.
- Yêu thích và đam mê công việc: Như đã nói trên, đây là ngành nghề đặc thù luôn yêu cầu duy trì sự tập trung cao độ. Bên cạnh đó, bạn không thể tránh khỏi những áp lực từ công việc. Tuy nhiên, với một người có quyết tâm, niềm đam mê và yêu thích với nghề thì bạn sẽ dễ dàng vượt qua.
Sau khi học ngành Tài chính – Ngân hàng ra làm gì?
Nhiệm vụ chính của người phụ trách tài chính là đảm bảo mọi hoạt động liên quan đến tài chính, tiền tệ được vận hành liên tục. Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc ở những vị trí khác nhau như:
Nhà cố vấn Tài chính: Bạn có thể làm chuyên viên tại các ngân hàng, công ty tài chính, bạn sẽ phải sử dụng kiến thức về kinh tế và tài chính để tư vấn cho khách hàng nhằm đáp ứng các mục tiêu ngắn hạn cũng như dài hạn mà doanh nghiệp đề ra.
Kế toán: Nói đến vị trí kế toán, dường như ai cũng có thể hình dung công việc mà họ sẽ thực hiện là quản lý chi tiêu, đánh giá và lập kế hoạch chi tiêu chi tiết trong doanh nghiệp của mình.
Kiểm toán viên: Ở vị trí này bạn sẽ là người kiểm tra, phân tích, đánh giá các thống kê kế toán để cung cấp các báo cáo Tài chính chi tiết và chính xác nhất.
Nhân viên tư vấn Tài chính: Với vị trí công việc này, bạn có thể làm việc tại các phòng tư vấn Tài chính hoặc các công ty trong lĩnh vực tư vấn Tài chính nhằm mang đến cho khách hàng những thông tin chính xác và đúng đắn nhất khi đầu tư vào lĩnh vực Tài chính.
Nhân viên Ngân hàng: Ngoài tư vấn về các dịch vụ ngân hàng, bạn cần tư vấn thêm các vấn đề liên quan đến tài chính, đầu tư.
Ngành Tài chính – Ngân hàng thi khối nào?
Hiện Bộ GD-ĐT quy định mỗi ngành xét tuyển tối đa 4 tổ hợp môn, có trường dành 1-2 tổ hợp môn để xét tuyển. Tuy nhiên, việc xét tuyển có trường xét đến 4 tổ hợp môn cho ngành Tài chính – Ngân hàng để tạo thêm nhiều lựa chọn cho thí sinh. Đối với ngành này, thí sinh có thể đăng ký dự thi khối A hoặc D, tùy theo phương án tuyển sinh của từng trường mà xét các tổ hợp môn thi khác nhau. Thông thường, các đối tượng lựa chọn bao gồm:
- A00: Toán, Lý, Hóa
- A01: Toán, Lý, Anh
- C01: Văn, Toán, Lý
- C02: Văn, Toán, Hóa
- C04: Văn, Toán, Địa lý
- C14: Văn, Giáo dục công dân, Toán
- D01: Toán, Văn, Tiếng Anh
- D07: Toán, Hóa, Tiếng Anh
- D09: Toán, Sử, Tiếng Anh
- D10: Toán, Địa lý, Tiếng Anh
- D11: Văn, Lý, Tiếng Anh
- D90: Toán, Khoa học, Tiếng Anh
- D96: Toán, Tiếng Anh, Khoa học xã hội
Sự đa dạng về tổ hợp xét tuyển của ngành Tài chính – Ngân hàng đã mang đến nhiều lựa chọn cho thí sinh. Vì vậy, các bạn có thể lựa chọn tổ hợp môn phù hợp với năng lực bản thân nhất để tăng cơ hội trúng tuyển vào các trường.
Trường nào nhận đào tạo ngành Tài chính – Ngân hàng?
Hiện nay, có khá nhiều trường đào tạo chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng. Trong đó AmCollege tự tin là một trong những nơi đào tạo hàng đầu, cam kết 100% sinh viên ra trường đều có việc làm tốt. Những ưu điểm hàng đầu này chỉ có tại AmCollege khi theo học ngành Tài chính – Ngân hàng:
Chương trình đào tạo: Chương trình của AmCollege được xây dựng và cố vấn bởi các chuyên gia hàng đầu về các lĩnh vực như tài chính doanh nghiệp, thuế… tại Việt Nam. Nội dung học được cập nhật thường xuyên theo thực tế phát triển của doanh nghiệp và tình hình kinh tế xã hội với sự tham vấn của các chuyên gia Kinh tế, Quản lý, Giáo dục, … uy tín từ các học viện đào tạo danh tiếng của Mỹ, Anh, …
Phương pháp đào tạo: Trường sở hữu phương pháp đào tạo tiên tiến, cân bằng giữa lý thuyết và thực hành. Khi thực hành bạn sẽ được tương tác với chuyên gia và trong môi trường làm việc thực tế, đảm bảo khả năng làm việc tại các doanh nghiệp quốc tế ngay sau khi tốt nghiệp. Phương pháp giáo dục tiên tiến này đề cao tinh thần chủ động & tư duy phản biện, giúp phát huy tối đa tiềm năng của mỗi cá nhân.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị học tập: Cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế đáp ứng nhu cầu học tập.
Đội ngũ giảng viên: Đội ngũ giảng viên là những chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực Tài chính, Kinh doanh, Marketing,… có nhiều năm kinh nghiệm và đang giảng dạy, làm việc tại các trường Đại học, doanh nghiệp lớn.
Điểm chuẩn ngành Tài chính ngân hàng lấy bao nhiêu?
Trong những năm gần đây, ngành Tài chính – Ngân hàng được đánh giá là lĩnh vực có nhiều tiềm năng phát triển, cơ hội việc làm rộng mở và mức thu nhập hấp dẫn. Vì vậy, một lượng lớn thí sinh đã đăng ký xét tuyển vào các trường đào tạo chuyên ngành này.
Do đó ngành Tài chính – Ngân hàng luôn nằm trong top ngành có điểm chuẩn cao so với các chuyên ngành đào tạo khác. Tại các trường Đại học top đầu, điểm chuẩn các ngành luôn ở mức 22-24 điểm. Với các trường còn lại, mức điểm chuẩn dao động từ 15 – 20 điểm tùy theo phương thức tuyển sinh của từng trường.
Mức điểm chuẩn ngành Tài chính – Ngân hàng có sự chênh lệch khá lớn giữa các trường, nên thí sinh cần lưu ý tham khảo và tìm hiểu kỹ để có thể lựa chọn được địa chỉ học phù hợp với năng lực của mình.
Qua những thông tin được chia sẻ trên đây, chắc hẳn bạn cũng đã hiểu rõ hơn về ngành Tài chính – Ngân hàng. Chúng tôi tin rằng bài viết này sẽ giúp bạn có sự lựa chọn tốt hơn cho tương lai của mình. Đừng quên theo dõi website của AmCollege để cập nhật những thông tin mới nhất về xu hướng ngành nghề trên thị trường tuyển dụng hiện nay, các bạn nhé.