Ngành tâm lý học

Ngành tâm lý học là gì? Học tâm lý học ra làm gì?

Không giống như các ngành kinh tế khô khan khác, ngành tâm lý học thường liên quan đến con người với các phân tích phức tạp hơn. Vì vậy, trước khi ghi danh học tập bạn cần phải biết tâm lý học là gì? Ngành học này cần những tố chất đặc biệt gì và có cơ hội việc làm rộng mở ra sao? Bài viết dưới đây là các thông tin hữu ích có liên quan đã được AmCollege tổng hợp nên.

Ngành tâm lý học là gì?

Ngành tâm lý học
Ngành tâm lý học thường gắn liền với đời sống tinh thần của con người – (Ảnh: Internet)

Ngành tâm lý học thường gắn liền với đời sống tinh thần của con người. Bởi vì ngành học này thiên về các phân tích tâm lý hay nói đúng hơn là thế giới chưa được khám phá bên trong mỗi con người chúng ta.

Theo các chuyên gia đầu ngành cho biết tâm lý học gắn liền với các nghiên cứu về hành vi, tinh thần và tư tưởng của con người. Quá trình này thường dựa trên những cảm xúc, ý chí và cả hành động của mỗi người chúng ta. 

Trong nhiều trường hợp khác, ngành tâm lý học còn tập trung phân tích tác động của các hoạt động thể chất, tinh thần, các yếu tố ngoại vi đến hành vi và tinh thần của cá nhân. Theo đó, các chuyên gia sẽ đưa ra đánh giá chuẩn xác về các vấn đề mà bệnh nhân đang gặp phải cũng như nguyên nhân khởi phát bệnh lý nằm ở đâu.

Xem thêm: What Is Psychology?

Các tố chất phù hợp với ngành tâm lý học

Ngành tâm lý học
Muốn học ngành tâm lý học bạn phải có đam mê và thừa sự kiên nhẫn – (Ảnh: Internet)

Khi theo đuổi ngành tâm lý học, bạn sẽ được đào tạo chuyên sâu các kiến thức về tâm lý học giao tiếp, gia đình, lao động, giáo dục. Song song với đó là các liệu pháp liên quan đến vấn đề nhận thức hành vi, tư vấn học đường và cả các lĩnh vực liên quan đến đời sống riêng tư hoặc tệ nạn xã hội.

Đi kèm với các lĩnh vực vừa nêu, sinh viên theo học ngành tâm lý sẽ phải đáp ứng được các yêu cầu về tố chất như sau:

  • Đầu tiên, bạn nhất định phải có đam mê cháy bỏng với ngành học mà mình lựa chọn. Vì chỉ có như thế bạn mới có thể theo đuổi đến cùng và có được thành công với nghề. 
  • Bạn phải là người có một thái độ cởi mở, thân thiện và hòa nhã nhất để người khác dễ dàng mở lòng với mình.
  • Bạn cần phải biết cách lắng nghe và thể hiện được sự thấu hiểu, đồng cảm của mình với đối phương. Đây sẽ là cơ sở quan trọng để bạn đưa ra các chia sẻ chân tình dễ dàng được người khác tiếp thu.
  • Bạn phải có được kỹ năng giao tiếp tốt, giao cảm giỏi và cả năng lực thuyết trình, thuyết phục người nghe.
  • Kỹ năng tư duy và cân bằng cảm xúc cũng rất quan trọng để bạn nhận định đúng vấn đề mà bệnh nhân đang gặp phải.
  • Hãy kiên nhẫn với tất cả mọi người khi họ đang trong trạng thái tâm lý bất ổn và khó kiểm soát hành vi của mình.
  • Bạn cần phải học hỏi không ngừng để trau dồi kiến thức tâm lý học bởi bạn nên biết rằng tâm lý con người luôn có sự biến đổi không ngừng. 

Các khối thi dành cho ngành tâm lý học

Ngành tâm lý học thường xét tuyển điểm khối A, B, C, D

Ngành tâm lý học là chuyên ngành thiên về xã hội nên trước đây đa phần các trường đại học đều xét tuyển tổ hợp các bộ môn thuộc khối C. Nhưng trước chỉ thị đổi mới của Bộ Giáo Dục & Đào Tạo Việt Nam, ngành học này hiện được xét tuyển với nhiều khối thi khác nhau là:

  • Khối A01: Toán – Lý – Anh Văn
  • Khối B00: Toan – Hóa – Sinh
  • Khối B08: Toán – Sinh – Tiếng Anh
  • Khối C00: Văn – Sử – Địa
  • Khối C19: Văn – Sử – Giáo Dục Công Dân
  • Khối C20: Văn – Địa – Giáo Dục Công Dân
  • Khối D01: Văn – Toán – Anh
  • Khối D02: Văn – Toán – Tiếng Nga
  • Khối D03: Văn – Toán – Tiếng Pháp
  • Khối D04: Văn – Toán – Trung
  • Khối D12: Văn – Sử – Tiếng Anh
  • Khối D66: Văn – Giáo dục công dân – Tiếng Anh
  • Khối D78: Văn – Khoa học xã hội – Anh
  • Khối D83: Văn – Khoa học xã hội – Trung

Như vậy, bạn đã biết được mình cần phải thi khối nào và môn gì để theo học ngành tâm lý học rồi phải không nào? Đây là lúc mà bạn cần “dùi mài kinh sử” và chọn ra cho mình nơi học tập lý tưởng nhất.

Học tâm lý học ở đâu?

Bạn chỉ nên đăng ký ngành tâm lý học tại các ngôi trường uy tín như Đại Học Quốc Gia TP.HCM

Theo thống kê cho thấy hiện có rất nhiều các cơ sở giáo dục trong nước đào tạo ngành tâm lý học cho sinh viên có nhu cầu. Nhưng để đảm bảo chất lượng giáo dục, bạn chỉ nên ghi danh học tập tại các ngôi trường danh tiếng như:

  • Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM
  • Đại học Sư phạm TP.HCM
  • Đại học Sài Gòn
  • Đại học Văn Lang
  • Đại học Công nghệ TP.HCM 
  • Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội
  • Đại học Sư phạm Hà hội
  • Đại học Lao động – Xã hội
  • Học viện Quản lý Giáo dục
  • Học viện Phụ nữ Việt nam
  • Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên
  • Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng
  • Đại học Sư phạm – Đại học Huế
  • Đại học Quy Nhơn
  • Đại học Đông Á

Học tâm lý học ra làm gì?

Ngành tâm lý học
Sinh viên tốt nghiệp ngành tâm lý học có thể trở thành chuyên gia tâm lý học đường hoặc chuyên gia trị liệu tâm lý – (Ảnh: Internet)

Sau 4 năm ngồi trên ghế nhà trường theo học ngành tâm lý học, mình có thể làm những công việc gì là vấn đề được đông đảo sinh viên quan tâm. Nhưng bạn không cần phải lo lắng quá nhiều, bởi vì bạn sẽ có cho mình rất nhiều những lựa chọn khác nhau như sau:

Chuyên gia tâm lý học đường

Tất nhiên, các chuyên gia tâm lý học đường sẽ phải làm việc tại các ngôi trường cấp 1, 2, 3 và thậm chí là đại học. Bạn sẽ phối hợp với giáo viên và phụ huynh học sinh giải quyết mọi vấn đề tâm lý mà học sinh gặp phải. Qua đó, trẻ sẽ được giải tỏa những áp lực và căng thẳng để tiếp thu bài vở tốt hơn.

Nếu công tác ở vị trí này, bạn cần trau dồi thêm kỹ năng nắm bắt và phân tích tâm lý, hành vi của trẻ nhỏ. Điều quan trọng là phải thật sự kiên nhẫn để lắng nghe và thấu hiểu bé muốn gì.

Chuyên gia trị liệu tâm lý

Với công việc này bạn có thể tham gia công tác tại bệnh viện tâm thần hoặc các trung tâm chuyên tư vấn và tiến hành các liệu pháp chữa trị tâm lý. Ngoài ra, bạn cũng có thể tự mở phòng khám tư cho mình để giúp đỡ các bệnh nhân đang gặp phải vấn đề về tâm lý.

So với chuyên gia tâm lý học đường, chuyên gia trị liệu tâm lý thường có thu nhập cao hơn. Nhưng đổi lại thì lượng công việc và lượng bệnh nhân tiếp xúc cũng nhiều hơn bình thường.

Chuyên viên tham vấn tâm lý

Thường thì những ai đảm nhận vị trí này sẽ được công tác tại các tổ chức phi chính phủ hoặc hệ thống đường dây nóng chuyên về tư vấn tâm lý. Theo đó, bạn sẽ là người tiếp nhận các trường hợp đang có nhu cầu được thấu hiểu và cảm thông vấn đề mà mình gặp phải. Kế đến là đưa ra các lời tư vấn cần thiết để họ có định hướng tốt nhất khi tự xử lý vấn đề riêng của mình. 

Tư vấn tuyển dụng

Trong quá trình tuyển dụng, việc phân tích nhu cầu doanh nghiệp và tâm lý ứng cử viên để tìm ra cá nhân xuất sắc nhất là điều rất quan trọng. Đó là lý do mà vị trí nhà tư vấn tuyển dụng được ra đời tại các tổ chức và doanh nghiệp.

Công việc mà bạn cần phải làm khi này là đánh giá một cách tổng quan về nhu cầu sử dụng nhân lực tại doanh nghiệp để lên kế hoạch tuyển dụng các vị trí tương ứng. Kế đến, bạn sẽ phối hợp với các phòng ban để tiến hành phỏng vấn và tìm kiếm ứng cử viên phù hợp nhất cho công ty. 

Nếu bạn cần theo học các lớp phân tích tâm lý chuyên sâu hơn để giúp ích cho nghề nghiệp của mình, hãy liên hệ ngay với AmCollege. Chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn các lớp học chất lượng cao cùng với đội ngũ giảng viên dày dạn kinh nghiệm nhất hiện nay.

Phía trên, bạn đã được thông tin chi tiết về ngành tâm lý học để có được định hướng đúng đắn ngay từ đầu. Nếu cần được tư vấn chuyên nghiệp hơn, bạn hãy liên hệ với AmCollege nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

0963 888 712