ngành triết học

Ngành Triết học là gì? Lịch sử hình thành ra sao?

Ngành Triết học là một trong những ngành học được đào tạo phổ rộng tại các trường đại học hiện nay. Nhưng so với các ngành nghề khác, ngành triết học có tính chất rất đặc thù nên thường kén người theo học. Nếu bạn muốn biết ngành học này có sự khác biệt ra sao, đừng bỏ qua các thông tin chi tiết được AmCollege chia sẻ sau đây nhé!

Ngành Triết học là gì?

Ngành triết học nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề cơ bản của con người – (Ảnh: Internet)

Ngành Triết học về bản chất là một bộ môn lý luận khoa học nghiên cứu chuyên sâu về các vấn đề chung và cả các vấn đề cơ bản của con người. Song song với đó, bộ môn này còn đi sâu vào việc nghiên cứu và phân tích thế giới quan, vai trò, vị trí và trách nhiệm của mỗi người chúng ta trong thế giới quan ấy.

Trong nhiều trường hợp khác, triết học còn đào sâu vào mối liên kết giữa chân lý, kiến thức, giá trị, quy luật và cả mối liên quan giữa ý thức với ngôn ngữ con người. Ngoài việc đưa ra các định nghĩ và lý thuyết khách quan, triết học còn đưa ra phương pháp tiếp cận được hệ thống hóa mang tính duy lý và các phê phán đi kèm.

Xem thêm tại: What is Philosophy?

Nhà Triết học là gì?

Tồn tại song song với ngành triết học là các nhà triết học có học thức uyên thâm. Họ còn được gọi là các triết gia có tầm nhìn thông thái và trí tuệ siêu đẳng.

Dựa trên định nghĩa về nhà triết học nêu trên, chúng ta sẽ có khá nhiều cái tên thông thái nổi danh trên toàn thế giới như Đức Khổng Tử, Mạnh Tử của Trung Quốc, Đức phật Thích Ca Mâu Ni của Ấn Độ. Ngoài ra còn có một số nhà triết học phương Tây như Aristotle, Platon của Hy Lạp, Karl Marx của Đức và Lê Nin của Nga. 

Ngành Triết học ra đời vào thời gian nào?

Ngành Triết học ra đời vào thế kỷ thứ VIII đến thế kỷ thứ VI TCN – (Ảnh: Internet)

Theo nhiều tài liệu ghi chép cho thấy, ngành triết học ra đời ở cả phương Đông và phương Tây. Trùng hợp là thời điểm xuất hiện của ngành học này gần như cùng lúc, tức là vào thế kỳ thứ VIII đến thế kỷ thứ VI trước Công Nguyên.

Cái nôi cho ra đời triết học thường là các trung tâm văn minh cổ đại được toàn nhân loại biết đến như Trung Quốc, Hy Lạp và Ấn Độ. Tuy nhiên, thuật ngữ này mang những cái tên khác nhau tại mỗi quốc gia như:

  • Ấn Độ: Triết học được gọi là Darsana nghĩa là chiêm ngưỡng. Thuật ngữ này được dùng để ám chỉ tri thức của con người được xây dựng nên từ lý trí và quá trình suy ngẫm sâu sắc nhằm hướng con người ta đến lẽ phải. 
  • Hy Lạp: Thuật ngữ triết học được dịch từ tiếng Hy Lạp cổ sang tiếng Latinh gọi là Philosophia. Nó ám chỉ sự thông thái của con người theo kiểu vừa định hướng, vừa nhấn mạnh khát khao tìm thấy chân lý bất tử của thế giới loài người.
  • Trung Quốc: Thuật ngữ triết học được gói gọn trong một chữ Triết tại Trung Quốc. Đối với người Trung Hoa, chữ Triết hướng đến việc tìm kiếm bản chất thật của các sự vật hiện tượng, mà chủ yếu là thiên về trí tuệ và những hiểu biết về con người vạn vật.

Dù có đôi chút khác biệt, nhưng nhìn chung thì khái niệm này ở cả phương Tây lẫn phương Đông đều chỉ về tri thức, lý trí và quá trình suy ngẫm của con người. Toàn bộ quá trình nhận thức này đều hướng con người ta đến lẽ phải với các giá trị chân, thiện, mỹ.

Ngành Triết học ra đời trong điều kiện nào?

Ngành Triết học Mác – Lê Nin ra đời trong điều kiện giai cấp tư sản và vô sản đấu tranh mãnh liệt (Ảnh: Internet)

Có thể nói quá trình ra đời của ngành triết học Mác – Lê Nin song song với sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa tư bản gắn liền với giai cấp vô sản. 

Theo các nhà triết học hiện đại cho biết chính sự hình thành của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã khiến cho xã hội bị mâu thuẫn gay gắt. Nói đúng hơn là mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản bị đẩy lên mức đỉnh điểm. Nó dẫn đến các cuộc đấu tranh mạnh mẽ giữa hai giai cấp này vì ai nấy cũng muốn giành lấy phần thắng cho mình.

Lịch sử cho thấy cuộc đấu tranh giữa hai giai cấp kéo dài theo từng giai đoạn khác nhau và dưới nhiều hình thức khác nhau. Chúng đòi hỏi một hệ tư tưởng và một tổ chức chính trị xã hội nhất quán đại diện cho giai cấp vô sản hay còn gọi là Đảng Cộng Sản. Đây chính là điều kiện và cũng là tiền đề cho sự hình thành của chủ nghĩa Mác – Lê Nin.

Phân loại ngành triết học hiện nay

Nếu xét về nguồn gốc xuất hiện của ngành triết học, ta sẽ có hai trường phái triết học phổ biến là:

Ngành Triết học cổ điển Đức

Triết học cổ điển Đức được xem như là một trào lưu triết học bị ảnh hưởng sâu sắc bởi các nhà khai sáng của Pháp. Vì nhà triết học của Đức tiếp thu mạnh mẽ tư tưởng giải phóng thiên về cách mạng của các nhà duy vật Pháp. Đó là lý do mà Mác đã gọi ngành triết học này là triết học Đức của cách mạng Pháp.

Ngành Triết học đường phố

Khác với ngành triết học cổ điển, triết học đường phố được khai sinh từ các chuyên gia sống ngay trên những tuyến đường phố sầm uất. Họ luôn có những suy tư về chính mình, các vấn đề xã hội xung quanh mình và cả sự vận động của vạn vật tự nhiên.

Học ngành triết học ra làm gì?

Học ngành triết học ra làm giảng viên – (Ảnh: Internet)

Giống như các ngành học thời thượng khác, ngành triết học cũng đem đến cơ hội việc làm rộng mở cho sinh viên. Tùy vào sở thích và năng lực của mình, bạn có thể lựa chọn một trong các ngành học sau đây:

  • Giảng viên môn triết học: Bạn có thể tham gia công tác giảng dạy bộ môn này hoặc bộ môn thuộc chuyên ngành ngữ văn tại các trường đại học, cao đẳng và trung cấp nghề trên cả nước.
  • Nhà nghiên cứu triết học: Là những người thường công tác trong vị trí cố vấn tôn giáo của Đảng và Nhà Nước ta. Họ sẽ đưa ra gợi ý về đường lối phát triển đất nước theo định hướng tôn giáo hòa hợp. Ngoài ra, bạn cũng có thể mở lớp dạy thêm ngay tại nhà riêng của mình.
  • Biên tập viên: Thường công tác tại cơ quan báo chí, truyền thông hoặc vị trí biên tập viên cho chuyên mục chính trị hoặc văn hóa xã hội.
  • Nghiên cứu và biên dịch: Bạn sẽ có cơ hội được công tác trong ngành xuất bản với công việc cụ thể là phát hành sách, vở hoặc các loại tranh truyện phục vụ độc giả.
  • Một số công việc khác bao gồm nhà văn, nhà thơ, hành chính văn phòng hoặc trợ lý pháp lý và thư ký,…

Học ngành triết học ở đâu tốt nhất?

Hiện tại, ngành triết học được đào tạo tại khắp các trường đại học ở cả ba miền Bắc – Trung – Nam. Bạn có thể ghi danh dễ dàng tại những cơ sở giáo dục hàng đầu hiện nay như:

  • Miền bắc: Đại học Sư Phạm Hà Nội, Đại học Khoa Học Xã Hội & Nhân Văn Hà Nội, Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
  • Miền Nam: Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn TP.HCM, Đại học Cần Thơ, Đại học An Giang.
  • Miền Trung: Đại học Khoa học Huế, Đại học Tây Nguyên.

Ngoài ra, AmCollege cũng đang mở thêm các lớp đào tạo chuyên sâu cho các triết học gia tương lai. Hy vọng rằng cùng với các thông tin chi tiết về ngành triết học nêu trên, bạn đã có được định hướng đúng đắn nhất cho mình. Nếu còn có vấn đề cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với AmCollege để được tư vấn chi tiết hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

0963 888 712