Trong chương trình học Sinh 12, học sinh sẽ nắm bắt được nội dung, di truyền, biến dị, ứng dụng học của di truyền, cơ chế tiến hoá, sự sống trên trái đất.
Dưới đây là tóm tắt lý thuyết môn Sinh học lớp 12 để các bạn có cái nhìn tổng thể về chương trình học.
Xem thêm thông tin sách giáo khoa 12 tại đây.
Sinh 12 Bài 1: Cơ chế di truyền và biến dị
Trong chương này, ở Sinh 12 bài 1, học sinh cần nhớ thông tin về gen là một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hóa một chuỗi polipeptit hay một phân tử ARN.
Các bài sau nội dung học về diễn biến các cơ chế tự sao chép DNA, phiên mã, dịch mã, điều hoà hoạt động của gen.
Các khái niệm, nguyên nhân phát sinh, đặc điểm và vai cần nắm vì thường câu hỏi Sinh 12 trắc nghiệm có thể nhắc tới là biến dị tổ hợp gồm đột biến, biến dị tổ hợp và biến dị di truyền.
- Đột biến thuộc biến dị di truyền, là sự biến đổi trong vật chất di truyền ở cấp độ phân tử (DNA) hoặc cấp độ tế bào (NST). Nguyên nhân do sự bắt cặp không đúng trong nhân đôi DNA, những sai hỏng ngẫu nhiên hoặc dưới tác động của các tác nhân lí hóa ở môi trường hay tác nhân sinh học; do rối loạn quá trình phân li của các NST trong quá trình phân bào. Đặc điểm là thông qua biến đổi gen dẫn tới biến đổi kiểu hình nhờ đó di truyền được.
- Biến dị tổ hợp thuộc biến dị di truyền là tổ hợp lại vật chất di truyền vốn đã có ở cha mẹ. Nguyên nhân do sự phân li độc lập của các NST trong quá trình giảm phân và sự tổ hợp ngẫu nhiên của các giao tử trong thụ tinh. Đặc điểm là sự sắp xếp lại vật chất di truyền đã có ở tổ tiên, bố mẹ dẫn tới di truyền được. Đây là các biến đổi riêng lẻ, cá biệt.
- Biến dị không di truyền (thường biến) là biến đổi kiểu hình của cùng một kiểu gen, trong quá trình phát triển của các thể được phát sinh. Nguyên nhân do ảnh hưởng trực tiếp từ môi trường lên khả năng biểu hiện kiểu hình của cùng một kiểu gen. Đặc điểm là chỉ biến đổi kiểu hình mà không biến đổi kiểu gen nên dẫn tới không di truyền được và biến đổi liên tục, đồng loạt tương ứng điều kiện môi trường.
Sinh 12 Bài 2: Tính quy luật của hiện tượng di truyền
Trong chương 2, học sinh cần hiểu và nắm vững nội dung Sinh 12 bài 8 và Sinh 12 bài 9 là quy luật Menđen quy luật phân ly và quy luật phân ly độc lập.
Ngoài ra, nội dung trong chương này chủ yếu học về tương tác và tác động đa hiệu của gen, liên kết gen và hoán vị gen, di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân, môi trường ảnh hưởng lên sự biểu hiện của gen.
Sinh 12 Bài 3 và 4: Di truyền học quần thể & ứng dụng di truyền học
- Quần thể tự phối: Làm giảm tỉ lệ di hợp và tăng dần tỉ lệ đồng hợp, các cá thể chỉ xảy ra sự tự phối, thành phần kiểu gen thay đổi qua các thế hệ, kiểu gen phân thành các dòng thuần khác nhau, không tạo ra biến dị phong phú.
- Quần thể ngẫu phối: Tạo trạng thái cân bằng di truyền cho quần thể, có cấu trúc di truyền p2 AA + 2pq Aa + q2 aa, thành phần kiểu gen duy trì ổn định, nổi bật với đặc điểm đa hình và tạo ra nguồn biến dị tổ hợp phong phú.
Sinh 12 Bài 5: Di truyền học ở người
Trong chương 5, học sinh được học tập về di truyền y học ở người và các bệnh di truyền; các biện pháp bảo vệ vốn gen và vấn đề xã hội của di truyền học; các phương pháp nghiên cứu về di truyền học ở người. Nội dung cần nắm vững gồm:
- Khái niệm về di truyền y học là một bộ phận trong di truyền người, chuyên nghiên cứu phát hiện các nguyên nhân, cơ chế gây bệnh di truyền và đề xuất các biện pháp phòng ngừa cũng như chữa trị bệnh di truyền ở người.
- Bệnh phân tử là những bệnh mà cơ chế gây bệnh phần lớn xuất phát từ đột biến gen.
- Hội chứng bệnh liên quan đến NST là các đột biến cấu trúc hoặc số lượng NST thường có liên quan tới rất nhiều gen và gây ra rất nhiều tổn thương lên các hệ cơ quan trong cơ thể bệnh nhân.
- Bảo vệ vốn gen loài người thông qua tạo môi trường trong sạch có thể hạn chế các tác nhân gây đột biến, tư vấn di truyền cùng với việc sàng lọc trước sinh trong thời kỳ mang thai và liệu pháp gen.
Sinh 12 Bài 6: Bằng chứng & cơ chế tiến hoá
Nội dung trong chương 6 bao gồm các bằng chứng tiến hoá và vai trò như giải phẫu so sánh, phôi sinh học, địa lý sinh học, tế bào học và sinh học phân tử; Học thuyết Lamac và học thuyết Đacuyn, các nhân tố trong quá trình tiến hoá, so sánh con đường hình thành loài.
Học sinh cần nhớ so sánh quan niệm của Đacuyn và quan niệm hiện đại:
- Học thuyết Đacuyn: Nguyên nhân tiến hoá do chọn lọc tự nhiên thông qua đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật. Cơ chế tiến hoá trên cơ sở từ sự tích lũy các biến dị có lợi, cùng với đó là đào thải các biến dị có hại dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên.
- Thuyết tiến hoá hiện đại: Nguyên nhân do các nhân tố tiến hoá với cơ chế là sự biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể thông qua tác dụng của chọn lọc tự nhiên hình thành các cơ chế cách li thúc đẩy, và từ đó đem lại kết quả hình thành một hệ gen kín, cách li di truyền với hệ gen đã có từ quần thể gốc.
Sinh 12 Bài 7: Sự phát sinh & phát triển sự sống trên Trái Đất
Trong chương 7 gồm có 3 bài học về nguồn gốc sự sống, sự phát triển của sinh giới qua các đại địa chất và sự phát sinh của loài người.
Sinh 12 Bài 8, 9, 10: Cá thể và quần thể sinh vật, quần xã sinh vật, hệ sinh thái sinh quyển và bảo vệ môi trường
Trong chương này nội dung học sinh cần nhớ về môi trường sống và các nhân tố sinh thái trong đó có môi trường đất, nước, không khí và sinh vật với nhân tố vô sinh và nhân tố hữu sinh.
Các đặc trưng của quần thể, quần xã và hệ sinh thái.
Sinh 12 nâng cao
Sinh 12 nâng cao sẽ có thêm một số bài học với nội dung nâng cao hơn cho học sinh tìm hiểu, nghiên cứu.
Nội dung tóm tắt lý thuyết sinh 12 trên đây AmCollege hy vọng sẽ giúp các bạn học sinh có cái nhìn khái quát, tổng quan về môn học.
Xem thêm tại: Sinh học lớp 12