Văn hóa ẩm thực Hàn Quốc được rất nhiều tín đồ ẩm thực trên thế giới quan tâm và ưa thích. Sự giao thoa giữa tinh hoa truyền thống hàng nghìn năm lịch sử và sự tiến bộ của cuộc sống hiện đại đã tạo nên sức hút mãnh liệt cho món ăn Hàn Quốc ngày nay, mang đến cho người dùng những trải nghiệm vô cùng thú vị.
Lịch sử ẩm thực Hàn Quốc
Để có được nền ẩm thực đa dạng và phong phú như ngày nay, Hàn Quốc đã phải trải qua một quá trình khai thác, chọn lọc và ảnh hưởng trong suốt lịch sử hình thành và phát triển lâu đời của đất nước. Theo đó, ẩm thực Hàn Quốc đã chịu sự tác động và ảnh hưởng qua nhiều thời kỳ bởi các nền văn hóa khác như: Trung Hoa, Mông Cổ và một số quốc gia của châu Âu.
Ảnh hưởng từ văn hóa Trung Hoa
Từ cuối thế kỉ thứ II Sau công nguyên, cây lúa được du nhập từ Trung Quốc và bắt đầu được trồng tại đất nước này. Tuy nhiên lúc này, gạo vẫn là một thứ lương thực vô cùng quý hiếm và liệt vào hàng thượng phẩm có giá trị cao. Vì vậy, người dân không có cơ hội ăn cơm gạo trắng mà thường ăn gạo trộn với các loại hạt khác như đậu và lúa mì. Có thể nói các món trộn được bắt đầu hình thành từ thời kỳ này và tiếp tục được người dân duy trì và phát triển đến ngày nay.
Ngoài ra, ẩm thực Hàn còn chịu sự ảnh hưởng sâu sắc từ văn hóa Trung Hoa với triết lý ngũ vị (chua, cay, mặn, ngọt, chát) và ngũ sắc (xanh, đỏ, đen, trắng, vàng) thuận theo âm dương ngũ hành nên các món ăn trộn, các món cơm trộn ngày càng được ưa chuộng phổ biến.
Ảnh hưởng từ văn hóa ẩm thực Mông Cổ
Vào thế kỉ IV, người dân Hàn Quốc chủ yếu là theo đạo Phật của Trung Hoa nên dần chuyển sang ăn chay và vô cùng hạn chế ăn thịt hay giết mổ động vật. Cũng trong thời gian đó, Hàn Quốc bị quân Mông Cổ sang xâm lược vì binh lính không có đủ sức khỏe bởi chế độ ăn chay thiếu chất này. Hàn Quốc đã bắt đầu thay đổi bởi họ nhận ra thịt mới là nguồn thực phẩm mang lại cho họ nhiều nguồn năng lượng để đấu tranh hơn. Vì vậy, họ dần đưa thịt trở lại bữa ăn chính hàng ngày của mình.
Không chỉ giúp thay đổi thực đơn thần kì cho người Hàn Quốc, Mông Cổ còn mang tới những thói quen sử dụng gia vị trong ẩm thực Hàn Quốc. Họ sử dụng nhiều hành, tỏi, tiêu,… cùng những món ăn đặc trưng của Mông Cổ như bánh mì, bánh bao nhân thịt,… Chính những nhân tố này đã góp phần tạo nên sự đa dạng về ẩm thực của Hàn Quốc hơn từ: hương, vị, trang trí và cách chế biến mà ai cũng nhắc tới trong việc giới thiệu về ẩm thực Hàn Quốc cho bạn bè quốc tế.
Ảnh hưởng từ các nước châu Âu
Cùng với sự du nhập thành công của ớt từ châu Âu, Hàn Quốc còn du nhập rất nhiều loại nông sản khác: khoai tây, cà chua, đậu,…
Cho tới ngày nay, phong cách ẩm thực Hàn Quốc đã mang được những đặc trưng riêng biệt và vô cùng ấn tượng với du khách khi đến tham quan và du lịch Hàn Quốc. Họ luôn biết cách thay đổi, kết hợp những gì học được từ các quốc gia khác, làm mới và tạo ra những món ăn độc đáo của riêng mình.
Đặc trưng trong văn hóa ẩm thực Hàn Quốc
Ẩm thực Hàn Quốc nổi tiếng với những món ăn được bày trí cực kỳ giản dị và tinh tế, đó là sự kết hợp hài hòa giữa văn hóa truyền thống và tính nghệ thuật đầy ấn tượng. Trong đó, bạn sẽ dễ dàng nhận thấy những nét đặc trưng sau khi tiếp xúc với văn hóa ẩm thực của quốc gia này:
Ẩm thực phân hóa rõ theo mùa
Do thời tiết và khí hậu ảnh hưởng khá nhiều đến khả năng sinh trưởng của nông sản nên tùy vào mỗi mùa trong năm mà người Hàn Quốc sẽ sử dụng loại thực phẩm nào để chế biến các món ăn. Vào mùa đông, người Hàn rất thích thưởng thức những món nướng, món hầm nóng hổi hoặc một bát canh kim chi. Còn với cái tiết trời oi ả nắng gắt của mùa hè thì thật sảng khoái khi bạn có thể tận hưởng một bát mì lạnh hoặc một suất patbingsu đậu đỏ.
Ẩm thực phân hóa theo vùng miền
Cũng giống như Việt Nam, đặc điểm mỗi vùng miền của Hàn Quốc khác nhau nên bạn có thể tìm thấy những loại đặc sản độc nhất vô nhị ở mỗi địa phương mà bạn đến. Nếu bạn muốn uống rượu gạo có hương vị truyền thống thì nhất định phải đến tỉnh Gyeonggi. Nếu bạn muốn thưởng thức món thịt bò nướng Bulgogi được nướng với nước ép lê thì bạn nên đến nơi khởi nguồn của món ăn là thành phố Ulsan.
Cách sắp xếp, bày trí trên bàn ăn
Cũng như các nước châu Á, bữa ăn của người Hàn Quốc không bao giờ thiếu canh và các món chính làm từ bột mì như cơm, cháo, mì. Trong đó, món chính sẽ được đặt ở giữa, xung quanh bày các món phụ mang mục đích cân bằng dinh dưỡng. Khi dọn bàn ăn, cơm và canh phải được đặt lên trước, nước chấm và các món khác phải đặt ở giữa, món lạnh và rau đặt bên trái, đũa và nĩa đặt bên phải bàn.
Cách sử dụng gia vị
Người Hàn Quốc luôn tuân theo nguyên tắc số 5 khi nấu ăn. Một bữa ăn sẽ là sự kết hợp hài hòa và độc đáo của 5 món ăn với 5 màu sắc và sử dụng 5 loại gia vị khác nhau. Nguyên tắc số 5 này sẽ tạo nên tính thẩm mỹ và nét đặc trưng nghệ thuật đặc sắc cho từng bữa ăn của những người dân xứ Hàn.
Người Hàn Quốc ưa chuộng các món ăn chế biến đơn giản và có nguyên liệu từ thiên nhiên, vì chúng rất có lợi cho sức khỏe.
Sự gắn kết trong bữa ăn gia đình
Cũng giống như bữa ăn của người Việt, bữa ăn của người Hàn Quốc có nghĩa là thời điểm gắn kết các thành viên trong gia đình. Mỗi bữa ăn của người Hàn Quốc còn là cách để thể hiện sự tôn trọng với gia đình, bạn bè, đồng nghiệp.
Để biết thêm về văn hóa ẩm thực Hàn Quốc, bạn hãy tham gia ngay khóa học ngắn hạn Bếp Hàn chuyên nghiệp của AmCollege ngay hôm nay. Tại đây, bạn sẽ được đào tạo tất tần tật về kỹ năng bếp, sử dụng các dụng cụ trong nhà bếp cho đến cách bảo quản và và chế biến các món ăn Hàn Quốc. Để được tư vấn và đăng ký tham gia khóa học, các bạn hãy liên hệ ngay đến AmCollege qua hotline 0963 888 712 hoặc tham khảo thông tin tại đây nhé.