Chân dung công dân toàn cầu tại AmCollege

Chân dung công dân toàn cầu là hình mẫu để mô tả những người có thể học tập tại bất cứ đâu, sống ở bất cứ đâu và làm việc tại bất kỳ quốc gia nào – “Study anywhere – Live anywhere – Work anywhere”.

Người có tố chất của công dân toàn cầu thường có việc làm tốt và thu nhập trung bình cao dù trong bất kỳ sự biến động nào, điển hình như đại dịch Covid-19 vừa qua. Bên cạnh đó, họ còn có đời sống phong phú bởi các trải nghiệm văn hóa, xã hội toàn cầu. Điều đáng lưu ý là bất cứ ai nếu có mục tiêu và sự cố gắng cũng đều có thể trở thành công dân toàn cầu nếu được khai sáng bởi phương pháp đào tạo tốt. Dưới đây là 3 tiêu chí cơ bản của công dân toàn cầu mà AmCollege hướng đến để vẽ nên chân dung học viên của mình:

Kiến thức – Global Knowledge

Global Knowledge (Kiến thức toàn cầu) là yếu tố cần thiết để thích nghi trong các môi trường quốc tế. Để có thể tự tin làm việc ở bất kỳ nơi nào trên thế giới, người học cần phải trang bị những kiến thức mới nhất trong kho tàng tri thức luôn không ngừng được bồi đắp của nhân loại. Bên cạnh đó, công dân toàn cầu phải là người bắt kịp sự đổi mới về công nghệ và áp dụng tốt những ứng dụng công nghệ vào các công việc chuyên môn của bản thân. Đó là cách để thành công dù theo đuổi bất kỳ lĩnh vực nào.

Global knowledge liên quan mật thiết tới tư duy toàn cầu – global mindset. Công dân toàn cầu sẽ có xu hướng quan tâm tới các vấn đề xã hội mà cả thế giới đang quan tâm, chứ không chỉ là những vấn đề đang xảy ra tại địa phương. Từ đó, họ có khả năng vận dụng kinh nghiệm toàn cầu để xử lý các vấn đề đang phát sinh tại địa phương và liên kết với thế giới, chẳng hạn như các vấn đề mà cả thế giới đang hướng tới: bệnh dịch, rác thải, bất ổn khí hậu, khủng bố, thương mại toàn cầu,… Sinh viên Việt Nam thường thiệt thòi bởi kiến thức truyền tải tại trường học chưa thực tế và cập nhật đúng theo tình hình phát triển chung của xã hội toàn cầu.

Tri thức của nhân loại luôn luôn thay đổi, chỉ 2-3 năm không cập nhật, chúng ta sẽ bị bỏ lại. Kiến thức trong thời gian học sẽ rất nhanh chóng lạc hậu và công dân toàn cầu cần có khả năng làm mới liên tục những kiến thức mình đã thu nạp được, đồng thời coi việc học là hành trình cần theo đuổi suốt đời để cập nhật các kiến thức mới cho công việc. Trước kia, để làm được việc này, các bạn học sinh, sinh viên thường phải lựa chọn việc du học tại các quốc gia phát triển để thu nạp những kiến thức mới và trang bị cho mình tư duy toàn cầu. Tuy nhiên, thế giới đang ngày càng phẳng, điều này góp phần giúp cho học sinh có thể học các chương trình tiêu chuẩn quốc tế ngay từ Việt Nam và liên tục cập nhật kiến thức mới trên toàn cầu với chi phí hợp lý.

Vì vậy, AmCollege luôn trong tâm thế đón nhận cái mới, sẵn sàng tiếp cận những phương pháp tiến bộ nhất, cơ sở vật chất hiện đại nhất và chương trình học với các xu hướng phát triển nhất nhằm trang bị cho học sinh lượng kiến thức cần thiết để trở thành công dân toàn cầu.

Kỹ năng – Global Skills

Global Skills – Kỹ năng toàn cầu. Nếu kiến thức là cái biết, thì kỹ năng là khả năng ứng dụng và thực hành. Hiện nay, kỹ năng được chia ra làm hai nhóm: Nhóm kỹ năng chuyên môn và Nhóm kỹ năng mềm, kỹ năng sống, làm việc và học tập trong môi trường toàn cầu.

Ngân hàng Thế giới nhận định thế kỷ 21 là kỷ nguyên của kinh tế dựa vào kỹ năng – Skills Based Economy. Năng lực của con người được đánh giá trên cả 3 khía cạnh: kiến thức, kỹ năng và thái độ. Kỹ năng là thứ không học để biết mà chỉ hình thành do thực hành mà có. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã từng nói “thực hành sinh hiểu biết” là do đó.

Về khả năng biết, sinh viên Việt Nam rất giỏi biết. Kết quả khảo sát PISA do OECD thực hiện trong nhiều năm đều công bố năng lực về khoa học, toán học của học sinh Việt Nam ở mức TOP 10 tới 20 trên thế giới. Tuy nhiên, theo xếp hạng của Diễn đàn kinh tế thế giới (World Economic Forum) về các kỹ năng đáp ứng yêu cầu công việc của sinh viên đại học và người đi làm thì người Việt Nam lại thuộc TOP thấp nhất hiện nay. Xếp hạng của Việt Nam ở mức khoảng 110, đây là mức thấp hơn so với Lào và Campuchia – những nước được đánh giá là kém phát triển hơn chúng ta. Điều này cho thấy giữa “biết” và “kỹ năng cần thiết” của sinh viên Việt Nam đang có một khoảng cách chênh lệch lớn như thế nào.

Giáo dục tại Việt Nam hiện nay còn thiếu các hoạt động tăng cường kỹ năng cho học sinh, sinh viên. Chính vì vậy khi ra trường, các em mất rất nhiều thời gian để làm quen công việc mới. Đây là lý do tại sao khi ra trường, sinh viên Việt Nam thường có mức thu nhập trung bình tương đối thấp, các em khó tham gia vào lực lượng lao động quốc tế.

Các nhóm kỹ năng cơ bản và tối thiểu bao gồm: ngoại ngữ, công nghệ và kỹ năng mềm.

Ngoại ngữ là điều kiện quan trọng số một trong bối cảnh thời đại số và sự phát triển của các mạng xã hội. Chúng ta ngày càng cần ngoại ngữ như một công cụ để kết nối với mọi người ở mọi nơi trên thế giới. Rất nhiều học sinh Việt Nam hiện nay học rất giỏi tiếng Anh. Tuy nhiên, khả năng sử dụng tiếng Anh của các em là vấn đề hoàn toàn khác. Điều này cần được thực hành và đào tạo thêm trong quá trình giao tiếp thực tế.

Trong thế giới phẳng như hiện nay, công nghệ là ưu thế vô vùng lớn. Vai trò đầu tiên của công nghệ đối với cuộc sống con người đó chính là khả năng giải phóng, thay thế sức lao động của con người. Nhờ sự phát triển của khoa học công nghệ, các máy móc được tự động hóa với năng suất tăng nhanh vượt trội hơn hẳn so với sản xuất thủ công trước kia.

Trong thời kỳ của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, các kỹ năng mềm liên quan tới cách thức học tập và làm việc được đánh giá ngày càng quan trọng đặc biệt. Ở thời kỳ này với sự phát triển của trí tuệ nhân tạo thì các kỹ năng chuyên môn lặp đi lặp lại hoặc có logic nhất định sẽ dần được thay thế bởi người máy. Vì vậy kỹ năng sống của con người mà máy móc không thay thế được sẽ ngày càng trở nên quan trọng và cần được đào tạo, rèn luyện thực hành. Theo báo cáo của The Economist, các kỹ năng học tập và làm việc mà nhà tuyển dụng cần sẽ liên quan tới thái độ tích cực, khả năng giải quyết vấn đề, làm việc nhóm, giao tiếp, tư duy phản biện và sáng tạo, phát triển trí tuệ cảm xúc. Các nhà khoa học thế giới cho rằng: con người để thành đạt trong cuộc sống thì kỹ năng mềm (trí tuệ cảm xúc) chiếm 85%, kỹ năng cứng (trí tuệ logic) chỉ chiếm 15%.

Tại AmCollege, chúng tôi chú trọng khả năng thực hành và kỹ năng liên hệ thực tế từ mọi góc độ học tập nhằm mang đến cho học viên các trải nghiệm học tập mang tính thực tiễn cao nhất. Từ đó, sau khi ra trường, họ hoàn toàn có đủ bản lĩnh và kỹ năng để làm việc thực tế với hiệu suất công việc đạt chất lượng cao so với mặt bằng chung.

Cơ hội nghề nghiệp – Global Employment

Global Employment (việc làm toàn cầu) là cụm từ mô tả một người với kỹ năng toàn cầu và kiến thức toàn cầu khi ra trường sẽ có khả năng làm việc trên toàn thế giới. Đây là mục tiêu sẽ đạt được trong một thế giới ngày càng phẳng và được trang bị đủ về kiến thức và kỹ năng toàn cầu.

Theo thống kê cuối năm 2018 của tổ chức lao động quốc tế (IOL), toàn thế giới có khoảng 164 triệu người lao động di cư, con số này đã tăng tới 9% so với con số 150 triệu người từ năm 2013 và dự kiến còn bùng nổ trong khoảng thời gian từ nay tới 2023.

Internet và các thiết bị IoT phát triển tạo cơ hội cho làm việc toàn cầu mà không cần phải sang nước khác để là việc. Sự phát triển của Internet có thể cho phép chúng ta ngồi tại một quốc gia có thể làm việc với nhiều quốc gia khác trong vô số ngành nghề từ giáo dục, công nghệ, thương mại, luật, bác sĩ…. Đây là cơ hội do tác động của quá trình toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại.

Chúng ta cần nhiều hơn nữa các chương trình đào tạo chất lượng quốc tế ngay tại Việt Nam để tạo ra những công dân toàn cầu cho Việt Nam trong tương lai. Đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng, có kỹ năng, kiến thức toàn cầu chính là bước đầu tiên để giúp Việt Nam vươn ra thế giới.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

0963 888 712