Chọn nghề đầu bếp là sống với đam mê

“Nấu ăn là một nghệ thuật và người đầu bếp là một nghệ sĩ”. Đầu bếp luôn được biết đến là những con người tài hoa và tinh tế khi thổi hồn vào các món ăn giúp người thưởng thức cảm nhận được đầy đủ hương vị thông qua các giác quan. Đầu bếp không đơn giản là một nghề mà nó đòi hỏi sự tìm tòi, học hỏi, sáng tạo và chịu được áp lực. Bởi thế mà đam mê với nghề mới giúp các đầu bếp thực sự thành công. 

Học hỏi không ngừng

Ẩm thực là một thế giới phong phú và nhu cầu của thực khách ngày càng tăng cao. Chọn nghề bếp không có nghĩa là chúng ta chỉ bó hẹp trong bếp với những công việc nấu nướng, cắt gọt… Đây cũng là môi trường đòi hỏi mỗi đầu bếp phải trải nghiệm và khám phá những điều thú vị của thế giới ẩm thực. Càng đi nhiều, trải nghiệm và học hỏi từ các món ăn trên thế giới, họ sẽ tích lũy được những kiến thức chuyên môn hiệu quả. 

Nghề bếp đòi hỏi kỹ năng chuyên nghiệp khiến các đầu bếp phải không ngừng rèn luyện mỗi ngày. Và niềm hạnh phúc của họ là nhìn thấy sự hài lòng của khách hàng, biến những khó khăn trở ngại thành động lực để phát triển nghề hơn.

Rèn luyện khả năng cảm nhận từ các giác quan

Một đầu bếp giỏi đòi hỏi phải có một vị giác, thị giác và khứu giác vượt trội hơn mọi người. Trước hết, họ phải có khứu giác tốt bởi đó là cảm nhận đầu tiên khi khách hàng nhận được món ăn của họ. Một hương thơm ngào ngạt tỏa ra từ đĩa đồ ăn sẽ là bước đầu giúp kích thích mong muốn được tận hưởng món ăn của thực khách. Tiếp đến là cảm quan bên ngoài của món ăn. Một đầu bếp giỏi không chỉ kết hợp nguyên liệu để tạo ra mùi vị đặc sắc, mà hơn hết là trang trí món ăn một cách sáng tạo. Cuối cùng, trước khi phục vụ tốt cho khách hàng, đầu bếp phải tự nếm thử món ăn của mình trong lúc nấu nướng để đảm bảo sự cân bằng trong hương vị. Sự hòa quyện tổng hợp giữa sắc hương vị sẽ là điểm thu hút từ các món ăn của đầu bếp.

Đôi khi cho đi mà không cần nhận lại

Với nghề bếp, “tâm – tầm – đức” là ba yếu tố luôn phải được đặt lên hàng đầu. Phải có tâm với nghề bởi việc nấu bếp sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người thưởng thức. Vì vậy, đầu bếp phải hiểu được cách chế biến sao cho đảm bảo vệ sinh, kết hợp món ăn để tránh bị kỵ nhau… Tầm thể hiện qua việc đầu bếp đánh giá được mong muốn và kỳ vọng của khách hàng với các món ăn, đặt yếu tố sáng tạo để tăng giá trị và hướng vị… Đây cũng là yếu tố rõ nét nhất để phân biệt giữa những đầu bếp chuyên nghiệp và người nấu bếp bình thường. Đức trong ngành bếp thể hiện nét tính cách sẵn sàng hi sinh thời gian của bản thân để phục vụ tốt nhất cho khách hàng. Đặt niềm vui của thực khách làm trọng tâm để luôn đảm bảo chất lượng của món ăn. 

Không bao giờ đặt mình ở trung tâm

Việc tự tin vào năng lực của mình là cần thiết. Tuy nhiên ngay cả khi đã trở thành một đầu bếp có tiếng, quá đề cao vào bản thân sẽ khiến họ không còn sáng tạo như trước nữa. Bởi khi quá coi trọng mình, các đầu bếp không còn nghe thấy những phản hồi quan trọng từ phía đồng nghiệp và khách hàng. Đây cũng là lý do chính khiến chất lượng và tay nghề của họ dần đi xuống và không thể theo kịp nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. 

Mọi người chỉ tìm thấy niềm hạnh phúc trong công việc khi học thực sự mong muốn cống hiến cho nó. Việc theo đuổi đam mê khiến các đầu bếp sáng tạo hơn và có động lực làm việc hơn để thêm yêu nghề. Đặc biệt, với các bạn trẻ lựa chọn học ngành bếp với nhiều gian nan đang chờ đợi, lòng yêu nghề và nhiệt huyết càng phải được xây dựng để thêm gắn bó và gặt hái được thành công. 

Nhằm tạo cơ hội cho các bạn sinh viên có mong muốn theo đuổi đam mê để trở thành một đầu bếp. Trường Trung cấp Đông Dương triển khai khóa Đào tạo Kỹ thuật chế biến món ăn với chương trình học bám sát thực tế, nâng cao kỹ năng cho sinh viên và đảm bảo cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp. 

Các bạn quan tâm và mong muốn tìm hiểu về ngành Kỹ thuật chế biến món ăn tham khảo thêm tại đây. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

0963 888 712