Liệu yêu trẻ thôi đã đủ để trở thành giáo viên mầm non?

Giáo viên Mầm non là những người đóng vai trò quan trọng trong việc nuôi dạy trẻ và giúp trẻ làm quen với những kiến thức mới từ thế giới xung quanh. Không chỉ chăm lo bữa ăn giấc ngủ cho các bé, họ còn là người có vai trò vô cùng quan trọng trong việc ươm mầm trí tuệ, khai sáng tài năng, hình thành phẩm chất, thế giới quan và cả niềm yêu thích của trẻ nhỏ đối với việc học hành.

Những người theo đuổi nghề này cần phải có một tình yêu rất lớn và lòng bao dung vô bờ bến đối với trẻ nhỏ, đây là yếu tố tiên quyết và cốt lõi. Tuy nhiên, chỉ có tình yêu dành cho trẻ thì chưa đủ. Dù là nhà giáo giảng dạy ở bậc nào, bạn cũng cần trau dồi và rèn luyện liên tục những kỹ năng sư phạm bắt buộc thì mới có thể theo đuổi và cống hiến lâu dài với lĩnh vực giáo dục nói chung cũng như bậc mầm non nói riêng.

Cùng AmCollege điểm qua một số kỹ năng sau đây mà một Giáo viên Mầm non cần có để hoàn thành tốt vai trò của mình trong công việc:

1. Kỹ năng sư phạm

Hát, múa, đọc truyện, sử dụng nhạc cụ phổ thông, làm đồ chơi,… là những điều đầu tiên mà một Giáo viên Mầm non được dạy khi còn ngồi trên giảng đường. Đây là những kỹ năng mang tính bắt buộc mà các bạn phải thành thục nếu muốn bước tiếp trên con đường làm nghề giáo viên mầm non.

2. Kỹ năng giao tiếp và ứng xử với trẻ mầm non

Đây là kỹ năng rất quan trọng và cần được các Giáo viên Mầm non sử dụng thường xuyên trong công việc của mình. Trẻ con luôn nhạy cảm với mọi phản ứng từ người lớn, nếu không có kỹ năng này bạn sẽ rất khó để khiến trẻ trở nên hợp tác, theo đó bạn sẽ dần trở nên vô cảm với trẻ cũng như với nghề.

3. Kỹ năng giao tiếp tốt với đồng nghiệp và phụ huynh

Khi công tác tại một trường mầm non, ngoài việc tương tác trực tiếp với các trẻ thì việc thiết lập, xây dựng và duy trì mối quan hệ thân thiện, chia sẻ với đồng nghiệp cũng là điều rất quan trọng. Ngoài ra việc tạo dựng được mối quan hệ bền vững với phụ huynh sẽ giúp bạn hiểu thêm được tính cách cũng như tâm tư, tình cảm của từng trẻ, qua đó bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc nuôi dạy và quản lý trẻ.

4. Kỹ năng soạn kế hoạch giảng dạy và tổ chức các trò chơi, sự kiện

Giáo viên Mầm non không đơn giản chỉ là lên lớp vui đùa và giữ trẻ mà nghề này còn đòi hỏi thầy cô giáo luôn phải lên kế hoạch trước cho những bài giảng, những hoạt động cụ thể từng ngày để giúp trẻ luôn được phát triển tốt và không cảm thấy nhàm chán. Người giáo viên dạy giỏi là người luôn biết làm mới bản thân cũng như cách giảng dạy mỗi ngày. Vì vậy giáo viên cần phải luôn cập nhật lại kiến thức, đổi mới để có sự sáng tạo hơn trong công việc.

5. Kỹ năng y tế, sơ cứu và hướng dẫn trẻ khi có tai nạn xảy ra

Trẻ em mầm non là những đứa trẻ đang trong giai đoạn tò mò và hiếu động với mọi thứ xung quanh, vì thế đôi khi khó tránh khỏi các tai nạn đáng tiếc. Dạy cho trẻ biết làm gì khi gặp tai nạn là điều cần thiết.  Bên cạnh đó bạn phải biết cách ứng phó, sơ cứu như thế nào cho trẻ nhỏ cũng là điều rất quan trọng.

6. Kỹ năng nắm bắt, sử dụng thành thạo khoa học công nghệ

Hiện nay, việc soạn bài giảng, lên kế hoạch, thu thập thông tin hầu hết đều đã được thực hiện trên máy tính. Chủ yếu bằng phần mềm word, powerpoint và còn rất nhiều các phần mềm hỗ trợ soạn thảo bài giảng sinh động cho giáo viên mầm non. Nắm được những kỹ năng cơ bản sẽ giúp ích cho các bạn hơn rất nhiều về thời gian cũng như công sức trong công việc.

7. Kỹ năng xử lý tình huống

Kỹ năng này đòi hỏi Giáo viên Mầm non cần phải biết xử lý hợp lý một số tình huống sư phạm thường gặp trong các vấn đề liên quan đến giáo dục đạo đức, lối sống cho trẻ; ứng xử với đồng nghiệp, với trẻ và phụ huynh; về văn hóa trường học thuộc vào các tình huống:

  • Các vấn đề liên quan đến trẻ (khóc, tai nạn, lười ăn, đánh nhau…)
  • Các vấn đề liên quan đến phụ huynh (chuyển trường, nghỉ học, trao đổi giữa phụ huynh với giáo viên về trẻ, công tác phối hợp với gia đình…)
  • Các vấn đề liên quan đến đồng nghiệp (Ứng xử với đồng nghiệp khi có những phản ánh về thực hiện nhiệm vụ chuyên môn: giảng dạy, quản lý trẻ, cho điểm đánh giá xếp loại; về tác phong, lối sống; công tác phối hợp…).

Ngoài những kỹ năng trên, để trở thành một Giáo viên Mầm non giỏi và có chuyên môn tốt, mỗi người cần có ý thức luôn tự nỗ lực trau dồi, học tập để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, tham gia các khóa học bồi dưỡng, học hỏi bạn bè đồng nghiệp, tham quan và sáng tạo để ngày càng nâng cao trình độ của mình.

Tìm hiểu ngành Sư phạm Mầm non tại Đại học Sư phạm TPHCM liên thông từ AmCollege để bắt đầu hành trình nuôi dưỡng kiến thức và bồi đắp kỹ năng trở thành một Giáo viên Mầm non trong tương lai. Thông tin tuyển sinh tại: https://amcollege.edu.vn/tuyen-sinh/tuyen-sinh-lien-thong-dai-hoc/ 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

0963 888 712