Một số dấu hiệu cảnh báo trầm cảm ở người cao tuổi

Trầm cảm là một trong những rối loạn tâm thần phổ biến nhất trên toàn thế giới. Rối loạn trầm cảm nặng ảnh hưởng đến khoảng 163 triệu người (2% dân số thế giới) vào năm 2017. Đây là rối loạn khá nguy hiểm, tác động nhiều đến mặt tinh thần và thể chất trong đời sống của bệnh nhân. Đối với người lớn tuổi, bác sĩ khó mà xác định các triệu chứng này do bệnh thực thể gây ra hay là do trầm cảm.

Hãy để AmCollege giúp bạn chuẩn bị một số kiến thức về trầm cảm ở người cao tuổi để có thể chăm sóc tốt người thân cũng như có định hướng làm các công việc liên quan đến chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

1. Nguyên nhân trầm cảm ở người cao tuổi

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến trầm cảm ở người cao tuổi nhưng nhìn chung, có vài nguyên nhân chính và thường thấy như sau:

  • Yếu tố sinh lý, sinh hoá: Các nhà khoa học cho rằng trầm cảm có thể do sự mất cân bằng sinh hoá các chất trong cơ thể khi người ta già đi. Quá trình này diễn ra trong não người có tuổi và thuốc men sẽ điều chỉnh sự cân bằng của các chất hoá học này.
  • Thuốc men và rượu: Thuốc dùng để chữa các bệnh cơ thể của người cao tuổi có thể gây ra nhiều tác dụng phụ, uống càng nhiều thuốc thì tác dụng phụ xảy ra càng nhiều. Một số loại thuốc gây ra tác dụng phụ trầm cảm như thuốc chữa cao huyết áp, thuốc an thần, thuốc giảm đau, thuốc gây ngủ,… Đôi khi, việc uống nhiều loại thuốc chữa các bệnh khác nhau sẽ gây ra sự tương tác giữa các thuốc. Tuy có loại tương tác có lợi, xong cũng có loại tương tác bất lợi và gây ra bệnh trầm cảm.
  • Bệnh mãn tính: Các loại bệnh tật cơ thể đồng hành cùng với trầm cảm là một thực trạng đặc thù ở người cao tuổi. Khi bị các bệnh thực thể như tai biến mạch máu não, tuyến giáp, đái đường, cao huyết áp, trĩ,… thì các bệnh thực thể này có thể trở thành nỗi ám ảnh của người có tuổi. Các bệnh này rất khó để trị khỏi và rất hay xảy ra các biểu hiện của bệnh trầm cảm như lo lắng bi quan, nghi ngờ, cáu kỉnh, xuất hiện tình trạng luẩn quẩn,.. Trầm cảm làm cho các bệnh thực thể trở nên nặng thêm và ngược lại.
  • Chế độ ăn uống và vận động: Thiếu hụt Vitamin trong chế độ ăn, ít vận động đặc biệt ở những người có bệnh ở các cơ quan vận động cũng là một nguyên nhân gây trầm cảm ở những người cao tuổi.
  • Yếu tố di truyền: Đối với một số người, trầm cảm có thể là một bệnh di truyền. Khi có người thân bị trầm cảm thì người đó cũng dễ mắc phải căn bệnh này.

2. Một số dấu hiệu cảnh báo trầm cảm ở người cao tuổi

Nhận biết trầm cảm ở người cao tuổi không phải lúc nào cũng dễ dàng, tuy nhiên có một số dấu hiệu quyết định mà chúng ta cần phải chú ý:

  • Cảm giác buồn chán, trống rỗng
  • Khó tập trung suy nghĩ, hay quên
  • Luôn cảm giác mệt mỏi, không muốn làm việc gì
  • Cảm giác mình có tội lỗi, vô dụng, không xứng đáng, không đáng sống
  • Mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều
  • Hay cáu gắt, giận dữ
  • Giảm sự thích thú trong các hoạt động hoặc sở thích hàng ngày
  • Giảm cảm giác ngon miệng, sụt cân hoặc ăn quá nhiều
  • Nghĩ về cái chết, có ý tưởng hoặc hành vi tự sát
  • Ngoài ra, nhiều bệnh nhân trầm cảm còn được biểu hiện bằng các triệu chứng như đau đầu, đau tức ngực, các rối loạn tiêu hóa,…

Bệnh trầm cảm ở người cao tuổi gây ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe tinh thần của người bệnh, kèm theo đó là ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Do đó, gia đình và con cháu nên quan tâm nhiều hơn đến tâm lý của người cao tuổi. Khi phát hiện ra người thân có những biểu hiện tâm lý hay trầm cảm, người nhà cũng nên đưa bệnh nhân đi khám ngay để có phương pháp điều trị cũng như các biện pháp tâm lý cần thiết.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

0963 888 712