Nghề đầu bếp tại Việt Nam và những điều bạn chưa biết

Việt Nam đang là 1 trong số những quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế cao. Trong đó, ngành du lịch đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Theo thống kê trong vòng 3 – 4 năm trở lại đây, du lịch Việt Nam đã có mức tăng trưởng ngoạn mục với mức trung bình trên 20%/năm.

Mặc dù dịch bệnh Covid-19 đang ảnh hưởng xấu đối với ngành du lịch. Tuy nhiên, trong tương lai, ngành du lịch hứa hẹn sẽ phát triển vượt bật trở lại. Sự gia tăng này kéo theo các dịch vụ lưu trú, ăn uốngvui chơi giải trí xuất hiện ngày càng nhiều.

Hầu hết các dịch vụ trên đều không thể nào thiếu một người – Đầu bếp.

Nghề đầu bếp đã có ở Việt Nam từ có rất lâu và được xem như là 1 nghề chỉ gói gọn trong một căn bếp chật chội, nóng bức, làm bạn cùng nồi niêu xoong chảo. Nhưng theo thời gian, cùng với sự tác động từ văn hóa phương tây, các đầu bếp đã được nâng lên 1 tầng cao hơn, đã trở thành các chuyên gia dinh dưỡng, các nghệ nhân trong nền ẩm thực họ theo đuổi, các siêu đầu bếp và được công chúng quan tâm nhiều hơn. Mọi người đã có cách nhìn rõ hơn về nghề bếp, về những người đang dành tâm huyết, sự sáng tạo của mình để tạo ra các món ăn – không chỉ những ngon mà còn bắt mắt và độc đáo.

Đầu bếp là những ai? 

Đầu bếp là những người có đam mê cháy bỏng dành riêng cho ẩm thực và chọn nó làm một công việc. Họ sử dụng đôi tay và trí óc của mình để chế biến các món ăn bắt mắt và bổ dưỡng cho thực khách. Giây phút họ thấy yêu đời nhất chính là khi thực khách hài lòng và khen ngợi những món ăn mà họ thực hiện.

Đầu bếp được chia ra nhiều mảng khác nhau, có đầu bếp chuyên chế biến món Âu, có người lại chuyên về món ăn Trung Hoa, lại có người chỉ làm món Việt và có đầu bếp chỉ chuyên về các món tráng miệng. Họ đều có một số ít niềm say mê riêng dành cho những loại ẩm thực khác nhau để quyết định theo đuổi và học nghề.

Nghệ nhân Ẩm thực Đoàn Thị Thu Thủy

Cơ hội thăng tiến của nghề bếp

Trong mỗi căn bếp không chỉ có một đầu bếp mà được phân chia thành nhiều cấp bậc khác nhau.

Đầu tiên là vị trí phụ bếp – người chuyên chuẩn bị và sơ chế các nguyên liệu để chế biến món ăn, dọn dẹp bếp – công việc mà bất cứ người làm bếp nào cũng phải trải qua. Đa phần phụ bếp là người học việc hay sinh viên ngành bếp mới ra trường.

Tiếp đến là đầu bếp – người phụ trách làm những món ăn chính, họ thường có kinh nghiệm nấu nướng từ 2 năm trở lên.

Cấp trên của đầu bếp có thể là bếp phó hay bếp trưởng – những người có kinh nghiệm chế biến lâu năm và năng lực được khẳng định. Họ có khả năng quản lý, lên thực đơn và phối hợp nhân sự.

Nghề bếp ở Việt Nam thật sự có tương lai không?

Câu trả lời đã được thể hiện quá rõ ràng: Có rất nhiều lĩnh vực chuyên môn để chọn lựa, và nhiều cơ hội thăng tiến. Cùng với đà phát triển của kinh tế, đặc biệt là du lịch, Việt Nam vẫn sẽ thiếu đầu bếp có tay nghề. Cơ hội làm việc trong những Quán ăn – Nhà hàng – Khách sạn cao cấp, các du thuyền sang trọng hay trau dồi thêm kỹ năng trong những cuộc thi về đầu bếp quốc tế vẫn luôn rộng mở.

Vua đầu bếp 2013 - Ngô Thanh Hòa
Vua đầu bếp Việt Nam 2013 – Ngô Thanh Hòa

Thế nào để có thể trở thành một đầu bếp? Hay thậm chí là một đầu bếp giỏi?

Khi các bạn đã xác định được niềm đam mê của mình với nghề bếp và muốn theo đuổi nó, các bạn cần có những yếu tố sau:

– Trước tiên, các bạn cần phải nền tảng kiến thức vững chắc để có thể chế biến món ăn đúng cách, nêm nếm thêm gia vị đúng vị và học được những nhóm phụ gia, những quy trình nấu ăn, những kiến thức về ẩm thực. Để có được điều này, ngày xưa, các đầu bếp cần đi “bái sư học nghệ” và rất chật vật để tự học thành tài. Ngày nay, rất nhiều trường đào tạo nghề bếp ra đời, quy tụ nhiều Bếp trưởng làm Giảng viên, tạo cơ hội học tập dễ dàng hơn. Điển hình là trường Trung cấp Đông Dương – nơi bạn có thể theo học chương trình đào tạo Trung cấp Chính quy, ngành Kỹ thuật Chế biến Món ăn.

– Chuẩn bị sức khỏe thật tốt: Đầu bếp cần phải đứng và làm việc liên tục trong ca làm việc của mình. Chính vì vậy, bạn phải tham gia những hoạt động thể dục, thể thao để gìn giữ cơ thể khỏe mạnh, tăng sự dẻo dai để có thể thực hiện tốt công việc.

– Chấp nhận hy sinh những ngày lễ, Tết: Đầu bếp là người phải làm việc tất cả các ngày trong năm, nhất là các ngày lễ lại càng bận rộn để phục vụ thực khách. Chính vì thế mà bạn, bạn phải chuẩn bị tinh thần về việc cần hy sinh quãng thời gian này. Bù lại, bạn vẫn có thể nghỉ ngơi và dành thời gian cho gia đình vào những ngày thường trong năm.

– Sự kiên trì và biết cách giữ niềm say mê cho công việc mà các bạn chọn. Những bước đầu tiên chắc chắn sẽ không bao giờ đơn giản và bạn cần chuẩn bị trước tâm lý để có thể vượt qua.

Không chỉ ở Việt Nam, học Đầu bếp, bạn còn có cơ hội du học và tu nghiệp tại rất nhiều quốc gia phát triển trên thế giới như Đức, Canada, Mỹ,… Nếu các bạn thật sự yêu nghề này, hãy can đảm theo đuổi và thực hiện ước mơ của mình nhé!

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

0963 888 712