Những cái khó của ngành điều dưỡng để thêm yêu nghề

Là một trong những nghề thuộc vào dạng “làm dâu trăm họ”, ngành điều dưỡng có không ít những áp lực mà chỉ người trong ngành mới cảm nhận được. Và hơn hết, không phải ai cũng phù hợp với ngành khi nó đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận và nhanh nhẹn trong việc xử lý các tình huống bất ngờ, khẩn cấp. 

Công việc luôn bận rộn

Công việc của điều dưỡng viên rất đa dạng và luôn bận rộn. Họ phải làm nhiều công việc như giúp đỡ người bệnh người cao tuổi ăn uống, chăm sóc sinh hoạt hằng ngày, trò chuyện và chia sẻ thông tin bệnh nhân, hỗ trợ bác sĩ theo dõi tình trạng và báo cáo những thay đổi… Đó là lý do mà các điều dưỡng viên thường phải làm việc từ 8-10 tiếng mỗi ngày và gần như không ngừng nghỉ. 

Áp lực công việc lớn

Không chỉ áp lực trong số giờ làm việc, các điều dưỡng còn gặp nhiều căng thẳng do phải thường xuyên tập trung để đảm bảo việc theo dõi sức khỏe của bệnh nhân. Vì yêu cầu trong việc cẩn thận cao đã vô tình tạo ra thêm áp lực và khiến các điều dưỡng viên đôi lúc cảm thấy mệt mỏi. 

Một áp lực khác là số lượng bệnh nhân tại Việt Nam hàng ngày rất đông, đặc biệt các tuyến bệnh viện tại thành phố. Vì thế mà trong một ngày, điều dưỡng viên phải hỗ trợ một lượng lớn ca bệnh mà vẫn phải đảm bảo không có sự nhầm lẫn xảy ra. 

Khó khăn trong việc tiếp xúc với người bệnh

Tùy theo mức độ nặng nhẹ của người bệnh mà điều dưỡng viên phải linh hoạt trong cách thức chăm sóc. Bệnh nhân nhẹ có thể di chuyển thì việc chăm sóc không gặp quá nhiều trở ngại. Tuy nhiên, với các bệnh nhân nặng và thậm chí là không đi lại được, các điều dưỡng viên đòi hỏi phải có sức khỏe tốt để hỗ trợ họ từ sinh hoạt cá nhân đến các vấn đề chăm sóc hỗ trợ vận động. 

Rủi ro trong nghề nghiệp

Các cơ sở y tế với đa dạng nhiều loại bệnh, đặc biệt là các bệnh di truyền khiến các điều dưỡng viên có thể là những người đầu tiên bị ảnh hưởng. Điều này được thấy rất rõ nét trong những khó khăn của các điều dưỡng viên trong giai đoạn dịch bệnh Covid như hiện nay. 

Khó khăn để thấy thêm yêu nghề

Nghề nào cũng có những khó khăn và rủi ro riêng. Một khi đã chấp nhận công việc và lường trước khó khăn, các điều dưỡng viên sẽ không ngừng nỗ lực để nâng cao tay nghề và đảm bảo công việc trở nên dễ dàng hơn. Và giống như việc “nghề chọn người”, những người làm trong ngành “chữa bệnh cứu người” dường như là một cái duyên đến với họ. 

Sau mỗi lần vất vả, bận rộn ấy khi điều dưỡng viên nhận được những lời cảm ơn chân thành từ phía bệnh nhân và người nhà, thì nỗi khó nhọc ấy lại trở thành sức mạnh to lớn để thêm yêu nghề. Và trên thực tế, các bác sĩ và điều diễn viên cũng được hưởng những đặc quyền khi học luôn là những “người tiên phong” trong công cuộc giúp đỡ bệnh nhân. Như trong giai đoạn dịch bệnh hiện nay, các điều dưỡng viên cùng tất cả những nhân viên làm việc trong ngành y tế sẽ là những người được tiêm vắc xin đầu tiên. Điều này khẳng định sự quan tâm đến sức khỏe của toàn xã hội đối với “lực lượng tuyến đầu” trong phòng chống dịch. 

Nghề nào cũng vậy, chỉ có yêu nghề và tận tâm với nó thì mới có thể tồn tại và phát huy được. Và nghề y thì càng phải nỗ lực nhiều hơn vì nó liên quan trực tiếp đến mạng sống của con người. Điều dưỡng mặc dù không phải là người nhà bệnh nhân nhưng lại chịu trách nhiệm và chăm sóc họ như người thân của mình. Đó là nghĩa cử cao đẹp của một nghề nghiệp luôn được coi trọng trong xã hội. 

Các bạn quan tâm đến chương trình đào tạo Trung cấp điều dưỡng vui lòng tìm hiểu thêm tại đây

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

0963 888 712