Những điều cần chuẩn bị dành cho sinh viên sắp ra trường

Từ 20 đến 22 tuổi là khoảng thời gian các bạn sinh viên sẽ rời xa giảng đường và bắt đầu hành trình mới. Nhưng trong những ngày cuối cùng trước khi ra trường, sinh viên cần chuẩn bị cho mình tâm thế cho hành trình tìm việc. Bởi đây là thời kỳ chuyển giao mà các bạn sẽ phải đối mặt với rất nhiều thử thách ở phía trước. Đây cũng là giai đoạn mà các mối quan hệ trở nên khác biệt nhiều so với thời còn đi học đòi hỏi các bạn phải có những bước chuẩn bị cả về thể chất và tinh thần. 

Đảm bảo hoàn thiện chương trình học

Để nhận được bằng cấp chuẩn đủ điều kiện đi làm, sinh viên phải hoàn thành đầy đủ các môn học và các chứng chỉ liên quan khác. Đối với các nhà tuyển dụng, bằng cấp bạn nhận được cũng là một yếu tố quan trọng đánh giá khả năng học hỏi và mong muốn cầu tiến trong học tập. Từ đó, họ có thể cần nhắc tuyển dụng bạn dù cho chưa có kinh nghiệm làm trong lĩnh vực này. Việc chưa hoàn thành khóa học mà đã đi làm mặc dù giúp bạn có thêm kinh nghiệm, nhưng nó cũng là rào cản khi bạn sẽ khó cân bằng giữa thời gian đi làm và hoàn thiện chúng.

Tìm hiểu về bản thân

Hiểu mình cần gì, những điểm mạnh điểm yếu giúp bạn có hướng đi phù hợp để nâng cao năng lực của bản thân. Có không ít sinh viên ra trường đánh giá quá cao năng lực của mình trong khi kinh nghiệm làm việc chưa có. Đây là yếu tố khiến các nhà tuyển dụng sẽ không lựa chọn bạn dù cho có điểm số tốt hay đã có kinh nghiệm ở một số vị trí làm thêm. 

Rèn luyện ngoại ngữ

Việt Nam đang là điểm đến của các tập đoàn, công ty lớn trên thế giới. Đây là xu thế tạo cơ hội cho các sau khi tốt nghiệp có thể làm trong môi trường quốc tế và kiếm được mức lương mơ ước. Tuy nhiên, thách thức về khả năng ngoại ngữ sẽ là rào cản khiến bạn không có cơ hội tuyển dụng tại các doanh nghiệp này.

Việc rèn luyện ngoại ngữ không thể diễn ra trong thời gian ngắn mà cần đến khoảng thời gian phù hợp. Vì vậy, việc rèn luyện này cần được ưu tiên để đảm bảo những lợi thế của bạn sau khi tốt nghiệp.

Dành thời gian cho thực tập và làm thêm

Dù là kinh nghiệm không liên quan đến lĩnh vực bạn đang học, việc làm thêm cũng giúp bạn tích lũy và trải nghiệm nhiều điều. Trước hết, làm thêm giúp bạn hiểu hơn về môi trường làm việc thực tế, những khó khăn mà bạn sẽ phải đối mặt trong công việc. Ngoài ra, đây là cách bạn mở rộng các mối quan hệ của mình và rèn luyện kỹ năng giao tiếp. 

Đặc biệt, các chương trình học thường hướng sinh viên thực tập tại một doanh nghiệp trong khoảng thời gian trước khi tốt nghiệp. Sinh viên cần tận dụng điều này để học hỏi và trải nghiệm theo đúng chuyên môn và cũng là điểm sáng trong hồ sơ xin việc sau này.

Lắng nghe chia sẻ từ những người đi trước

Các anh chị khóa trước đã tốt nghiệp hoặc thậm chí gồm cả gia đình sẽ là nguồn tư vấn hữu ích giúp bạn lên kế hoạch phù hợp sau khi ra trường. Thông qua đó, bạn cũng sẽ hiểu hơn về những gì đang chờ mình ở phía trước và có những chuẩn bị cần thiết. 

Tham gia thêm các khóa học kỹ năng

Gặp khó khăn ở đâu thì bạn cần cải thiện kỹ năng ở đó. Ngoài kiến thức chuyên môn, các kỹ năng về giao tiếp, làm việc nhóm, sử dụng các thiết bị công nghệ trong công việc… sẽ là kỹ năng cần có khi đi làm. Vì vậy để chuẩn bị trước khi rời trường, bạn cần cải thiện bản thân bằng việc đăng ký bất kỳ khóa học kỹ năng nào mà mình cần. Thông qua khóa học đó, bạn sẽ thấy mình học hỏi được nhiều cũng như xây dựng thêm các mối quan hệ xã hội khác. 

Lo lắng chắc chắn là cảm giác chung của bất kỳ bạn sinh viên nào chuẩn bị ra trường khi không biết chắc điều gì đang chờ đợi ở phía trước. Nhưng thay vì tự tạo tâm lý cho mình, hãy cứ bước tiếp và sẵn sàng đối mặt với mọi điều sẽ đến với bạn. Bởi đó sẽ là những bài học bổ ích giúp bạn xây dựng năng lực bản thân và thực hiện được hoài bão trong sự nghiệp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

0963 888 712